vĐồng tin tức tài chính 365

Hai yếu tố thượng nguồn tác động đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn biến ra sao?

2021-03-12 17:33

Hai yếu tố thượng nguồn tác động đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn biến ra sao?

Trung Chánh

(KTSG Online) – Trữ lượng nước trong hồ Tonle Sap và dòng chảy đến trạm Kratie (trạm đầu châu thổ Mekong, nằm tại Campuchia) là hai yếu tố thượng nguồn quan trọng, có tác động đến nguồn nước và tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vậy, hai yếu tố thượng nguồn này đang diễn biến ra sao?

Đập ngăn mặn giúp giải 'cơn khát' nước ngọt của 1,1 triệu dân Tiền Giang, Long An

Tiền Giang cấm lưu thông trên kênh xáng Long Định để thi công đập ngăn mặn

Thi công đập ngăn mặn ở Tiền Giang. Ảnh: Trung Chánh

Báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho thấy, so với hai đợt hạn mặn lịch sử vào năm 2020 và 2016, thì chỉ số mực nước ghi nhận được ở trạm Kratie cũng như dung tích của hồ Tonle Sap đều ở mức cao hơn.

Cụ thể, mực nước ghi nhận được vào lúc 7 giờ ngày 11-3-2021 tại trạm Kratie đạt 6,93 mét, cao hơn năm 2020 đến 1,44 mét và cao hơn 0,14 mét so với năm 2016. Trong khi đó, dung tích hồ Tonle Sap là 1,23 tỉ m3, cao hơn 0,38 tỉ m3 so với năm 2020 và cao hơn 0,63 tỉ m3 so với năm 2016.

Về diễn biến mưa ở ĐBSCL (yếu tố nội tại của vùng - PV), Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, từ ngày 4 đến 10-3, mưa hầu như không xuất hiện trên đồng bằng, mưa nhỏ có xuất hiện tại Sa Đéc (Đồng Tháp) với luỹ tích lượng khoảng 5 mm. Dự báo trong tuần tới, mưa hầu như cũng không xuất hiện trên đồng bằng.

Từ hai yếu tố thượng nguồn cũng như yếu tố nội tại của vùng như nêu trên, có thể thấy hạn mặn trong năm 2021 sẽ không "gay gắt" như hai đợt hạn mặn lịch sử của năm 2020 và 2016.

Tuy nhiên, Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam dự báo, trong kỳ từ ngày 12 đến 15-3-2021, ganh mặn 4 gam/lít ở các cửa sông Cửu Long vẫn có thể xâm nhập sâu nhất trên dòng chính là khoảng 48-70 km; 75-90 km trên sông Vàm Cỏ và 50-55 km trên sông Cái Lớn.

Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cũng đưa ra dự báo nguồn nước cho 3 vùng của ĐBSCL, gồm vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển.

Theo đó, vùng thượng bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ, thì nguồn nước được đánh giá là thuận lợi cho sản xuất.

Vùng giữa, bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, thì nước mặn xuất hiện sớm đã ảnh hưởng đến các cửa lấy nước vào các kỳ triều cường, cho nên, cần chủ động tích và kiểm tra chất lượng nước khi lấy nước.

Còn vùng ven biển, bao gồm ven biển các tỉnh ven biển ĐBSCL như: Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang, thì cần chủ động các biện pháp tích trữ nước ngay khi có thể vào thời điểm nước mặn rút ở các kỳ triều kém; đồng thời, chủ động các biện pháp tích trữ nước bảo vệ các vườn cây trái và nước sinh hoạt.

Xem thêm: lmth.oas-ar-neib-neid-gnad-lcsbd-o-nam-pahn-max-ned-gnod-cat-nougn-gnouht-ot-uey-iah/815413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hai yếu tố thượng nguồn tác động đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang diễn biến ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools