Tôi ở Sài Gòn đã được 12 năm. Lấy chồng Sài Gòn, sinh một thằng nhóc kháu khỉnh, đã nhập hộ khẩu vào thành phố này. Vậy mà trong tâm thức cố hữu, tôi vẫn luôn nghĩ mình là kẻ tha hương, vẫn sống ở nơi này mà lòng nghĩ về chốn khác.
Bạn bè thỉnh thoảng vẫn hỏi tôi rằng: "Mày có thương Sài Gòn không?". Tôi nghĩ rằng tình thương của tôi với Sài Gòn như cái cách người ta thương một người mẹ ghẻ vậy. Dẫu Sài Gòn cho tôi nhiều thứ, vĩnh viễn Sài Gòn không bao giờ bằng quê mẹ. Dẫu có đặt lên bàn cân so sánh bao nhiêu lần thì Sài Gòn vẫn luôn xếp sau mảnh đất mà mình đã ra đi.
Vậy mà hơn 10 năm qua, Sài Gòn vẫn không ngừng bao dung với tôi...
Năm 2009, tôi đứng lơ ngơ ở sân Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn nhập học. Một đứa con gái chân ướt chân ráo lên Sài Gòn với hành trang là những câu dặn dò đến thuộc lòng của người thân: "coi chừng móc túi", "đề phòng người lạ", "đừng có tin ai hết nghe, Sài Gòn chứ chẳng phải quê mình...".
Lạ lắm, ở nơi chốn chẳng phải là nhà này, tự nhiên chúng tôi trưởng thành lên, biết tự lập, biết thương nhau để vượt qua những khó khăn đầu đời.
12 năm ở Sài Gòn, tôi nhận không biết bao nhiêu ân tình của mảnh đất này. Hồi sinh viên, tôi thường cắt tóc miễn phí trước cổng Trường Nhân văn cũ, bao nhiêu lần đi nhận cơm chay từ thiện ở cái quán đầu con hẻm phòng trọ.
Tôi nhớ có lần chạy xe ngoài đường, một người đàn ông dáng dấp bụi bặm cứ chạy theo mình la to gì đó. Lúc đó tôi sợ cướp, cứ rồ ga đi nhanh, người kia cũng cứ chạy theo mình, rồi khi đến gần mới nghe tiếng người đàn ông bạt trong gió: "Gạt chân chống lên con ơi!".
Rồi cái lần chạy đến chân cầu Bình Triệu tự dưng xe chết máy. Tôi ì ạch đẩy xe lên cầu, một chàng thanh niên bảo ngồi lên xe để anh ấy đẩy cho. Xuống dưới chân cầu bên kia, chưa kịp cảm ơn thì anh ấy đã vội hòa vào dòng người...
Sài Gòn hồn nhiên như cái cách anh bán dừa lề đường bảo tôi: "Lúc nào đi ngang trả anh cũng được" khi tôi tạt vào mua trái dừa giữa trưa mà quên mất ví tiền ở nhà.
Sài Gòn vô tư như cái cách một người đàn bà đã nhường cho tôi ổ bánh mì ăn trưa ở bệnh viện khi bà đã khám xong, còn tôi ngồi chờ đến chiều đợi kết quả.
Sài Gòn đã dạy tôi cách vô tư, thiệt thà trong đối đãi giữa người với người.
Sài Gòn cho tôi thấy rằng cái hình hài vật chất không bao giờ vẽ trọn được chân dung. Trong những cái tưởng chừng như xấu xí, thô kệch, bặm trợn vẫn luôn chứa đựng muôn vạn điều dễ thương và tử tế.
12 năm qua, tôi đối đãi với Sài Gòn như với người dưng nước lã. Kiểu như ngày tháng chỉ nhẩm tính chuyện về quê. Sống giữa Sài Gòn lúc nào cũng chê phố phường chật hẹp, khói bụi, kẹt xe, mùi khói, mùi người... Ăn món ăn Sài Gòn lúc nào cũng tặc lưỡi chê rằng chẳng bao giờ bằng những món ăn mẹ nấu từ căn bếp củi ở quê.
Trong tâm thức lúc nào cũng mơ chuyện "bỏ phố về quê" để nuôi gà trồng rau, rời bỏ phố phường...
Vậy mà 12 năm ấy, Sài Gòn vẫn cứ thương tôi như "người mẹ ghẻ" thương đứa con ương bướng chẳng máu mủ ruột rà! Cho tôi một người chồng tốt, một đứa con ngoan, cho tôi một tổ ấm be bé xinh xinh gọi là nhà để mỗi chiều góc bếp thơm lừng mùi thức ăn tôi nấu. Cho tôi một quê hương thứ hai, một nơi an trú bình yên ngoài đất mẹ.
"Người mẹ ghẻ" vẫn vỗ về mỗi bận tôi nhớ nhà nhớ quê bằng góc chợ Bà Hoa đầy món Quảng, người Quảng, giọng Quảng...
12 năm ấy, có lẽ cũng đủ để tôi thương Sài Gòn rồi!
Hộp thư Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình
Tính đến 16h ngày 12-3, sau 3 ngày phát động, cuộc thi viết "Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình" đã nhận được bài dự thi của:
Ngày 10-3: Đinh Thành Trung, Tuan Bui Thanh, Trường Trần Xuân, Tam TranVan, B A, Bích Ngọc, Ngoc Tam Dinh, Mỹ Châu Nguyễn Thị, LT1_GA_SM_Giang, PATITCo, Hoang Nam Bach, Cuong Kim, Binh Tran, Le Hoang Hiep, Vu Le Nguyen Anh, Mai Le, Trần Nguyễn, Hiển Bùi, Vinh Linh, Le Phong, Hoang Uyen, Thinhuan Do, Hạnh Bảo, Thai Hoang, Huu Nhan Nguyen, Thu Hien, Hien Nhu, Minh Nhat Truong, Hồng Nguyễn, Chung Truong, Anh Tú Lê, Đình Tuấn Đào.
Ngày 11-3: Khuyên Nguyễn, Nam Phương, B A, Tiếp Phan Hữu, Trần Hiếu Nguyễn, Tho Ton, Nguyễn Hà Tiên, Việt Quốc, Hoang Tran Thuc, Công Nguyễn Văn, Doan Emily, Sáng Trần, Thai Hoang, Dung Nguyen, Bui Minh Hieu, Nguyen Hung Son, Hoàng Kim Đặng Nguyễn, Dung Nguyen, Vu Ta Tu, Đình Tuấn Đào, Lưu Trương Tấn Khôi, Talented Artists, Anh Nguyễn, Hoang Tran Thuc, Trọng Nhân Mai.
Ngày 12-3: Nam Phương, Binh Nguyen, Chi H. Cao, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Minh Nguyễn Văn, Linh-ND, Bình Nguyễn, Song Dai, Nguyễn Song Toàn, Nghi Vo Duy, Khoai Nguyen Duy, Hue Kim, Cao Nghia Ngo, Phuong Phuong Tran, Hoang Ngoc VOV, Vạn Sự Tùy Duyên.
TTO - Sài Gòn - TP.HCM nghĩa tình, tử tế, nhường cơm sẻ áo... Lịch sử hình thành và phát triển trải dài suốt hơn 300 năm của Sài Gòn cho đến TP.HCM ngày nay luôn gắn liền với những cụm từ thân thương đó.
Xem thêm: mth.6563300131301202-nog-ias-gnouht-iot-ed-ud-gnuc-el-oc-man-21/nv.ertiout