Bạn có thể bắt đầu chọn một nghề nghiệp bằng cách thực hiện các bước sau:
- Tự đánh giá
- Xác định những điều cần-phải-có của bạn
- Lập danh sách công việc cần tìm hiểu
- Nghiên cứu việc làm và nhà tuyển dụng
- Tìm nơi đào tạo lấy chứng chỉ (nếu cần) và cập nhật CV
- Tìm và nộp đơn xin việc
- Tiếp tục phát triển và học hỏi
Điều quan trọng cần lưu ý là bạn có thể thay đổi con đường của mình nhiều lần trong đời, và khả năng chọn một nghề nghiệp mới vì thế sẽ trở thành một kỹ năng sống có giá trị.
1. Tự đánh giá
Trước khi thực hiện bất kỳ quyết định sự nghiệp nào, nên dành thời gian để tự đánh giá. Trong bước này, bạn sẽ nhìn lại: bạn muốn làm việc trong môi trường như thế nào, bạn sẽ thích loại công việc nào, bạn muốn làm việc cùng ai, và nhiều điều khác.
Sau khi viết lại các lưu ý, bạn có thể nhìn lại nhu cầu của bản thân khi đọc các bản miêu tả công việc sau này.
Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn bắt đầu. Đừng suy nghĩ quá nhiều, tốt hơn là hãy viết lại suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu. Nếu bạn không chắc chắn về một số đáp án, bạn bè hoặc người thân đáng tin có thể đưa ra gợi ý.
Các câu hỏi tự đánh giá cần xem xét:
- Các giá trị bạn coi trọng là gì?
Vd: Ổn định tài chính, giúp đỡ người khác, độc lập…
- Bạn có những kỹ năng mềm nào?
Vd: Quản lý thời gian, giao tiếp, tự tin, giải quyết vấn đề...
- Bạn sở hữu những kỹ năng nghề nghiệp nào?
Vd: Phân tích dữ liệu, lập kế hoạch, nghiên cứu, ngoại ngữ, nhiếp ảnh...
- Bạn có năng khiếu bẩm sinh nào?
Vd: Viết, lãnh đạo, bán hàng, quản lý dự án, giao tiếp, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề kỹ thuật...
- Tính cách của bạn như thế nào?
Vd: Trầm lặng, hướng ngoại, tự tin, năng nổ, trung thành...
- Bạn quan tâm đến điều gì?
Vd: Kỹ thuật, viết, chữa bệnh, thiết kế…
2. Xác định những điều bạn cần nhận được
Tiếp theo, xác định những điều bạn cần nhận được để làm việc. Đây có thể là bất cứ quyền lợi gì từ mức lương, du lịch, thưởng, vị trí... Ghi chép lại những thứ bạn không thể nhượng bộ:
- Bạn cần mức lương tối thiểu bao nhiêu?
- Bạn có cần công việc không tăng ca?
- Bạn có thể nhận công việc phải đi công tác?
- Bạn có cần làm việc cố định ở địa điểm nhất định?
- Bạn có muốn công việc có thể làm việc tại nhà không?
- Bạn có cần một công việc với vị trí cụ thể không?
- Có những việc bên lề nào bạn muốn hoặc không muốn thực hiện?
- Môi trường làm việc như thế nào sẽ làm bạn khó phát huy?
Điều quan trọng là phải biết bạn cần gì trước. Khi đã xác định được điều mình muốn, bạn có thể xác định những công việc không phù hợp với bạn. Ví dụ: nếu cần mức lương ổn định, bạn nên tránh công việc tự do.
3. Lập danh sách các công việc để tìm hiểu
Sau khi hiểu thêm về nhu cầu của bản thân, chúng ta có thể bắt tay vào tìm hiểu những công việc có vẻ thú vị và đáng mong ước. Với những việc mà bạn thiếu thông tin, ghi lại và tìm hiểu sau; biết đâu bạn lại tìm được con đường sự nghiệp thú vị. Hơn nữa, tên việc làm không phải lúc nào cũng tả đúng hoàn toàn công việc. Đôi khi việc làm nghe có vẻ không thu hút lắm, nhưng bản mô tả công việc vẫn có thể phù hợp với bạn.
Hãy thử bắt tay vào việc lên danh sách việc làm:
- Sử dụng mạng lưới thông tin: Bạn có những người bạn hoặc đồng nghiệp nào có công việc có vẻ thú vị? Hãy tiếp cận để khám phá những ngành nghề mà bạn thấy đáng quan tâm hoặc phù hợp.
- Tìm những ngành thú vị: Có một ngành nào đó có vẻ hấp dẫn không? Bạn có bị hấp dẫn bởi công việc cụ thể nào đó, ví dụ: thiết kế, thời trang, kinh doanh hay giáo dục không?
- Xác định những thứ bạn thích làm: Có hoạt động hoặc đầu việc nào khiến thời gian trôi qua nhanh chóng không? Có thể là bất kì việc gì, từ thuyết trình đến tổ chức thông tin và làm việc nhóm. Ví dụ bạn thích thuyết trình, hãy chú ý các nghề nghiệp liên quan đến công việc này.
- Liệt kê các mục tiêu và giá trị: Cân nhắc xem bạn muốn ở đâu trong 2, 5 và 10 năm nữa. Có thành tích nhất định nào đó bạn muốn đạt được không? Có địa điểm nào đó bạn muốn ở hay lối sống nhất định nào đó bạn muốn có? Dành thời gian nghĩ về tương lai mà bạn mong ước có thể giúp xác định những công việc dài hạn.
- Đánh giá điểm mạnh và tài năng của bạn. Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Cho dù là kỹ năng mềm hay nghiệp vụ, việc xác định điểm mạnh kết hợp với những điều yêu thích có thể giúp bạn tìm được sự nghiệp dễ thành công. Nếu giỏi tổ chức và phân tích dữ liệu, bạn có thể hợp với ngành phân tích dữ liệu, khoa học máy tính hoặc khoa học dữ liệu.
4. Nghiên cứu và thu hẹp danh sách của bạn:
Sau khi đã tìm hiểu các công việc có vẻ thú vị, hãy bắt tay vào nghiên cứu nghiêm túc các nghề nghiệp khả dĩ. Mục tiêu là tập trung vào một hoặc hai con đường sự nghiệp mà bạn cảm thấy hứng thú nhất. Bạn có thể sử dụng các yếu tố sau làm kim chỉ nam:
- "Vòng quay công việc": Tìm hiểu xem hoạt động hàng ngày của công việc đó thế nào, cụ thể: mô tả công việc và trách nhiệm chung. Sau đó tìm hiểu qua nghiên cứu và mạng lưới bạn bè về con đường sự nghiệp lâu dài của nghề đó.
- Tiền lương: Tìm hiểu về mức lương trung bình của công việc. Có thể so sánh xu hướng lương thưởng cho từng vị trí khác nhau trong ngành nghề đó. Nên so sánh mức lương cùng vị trí của các nhà tuyển dụng khác nhau.
- Yêu cầu công việc: Chứng chỉ, bằng cấp, đào tạo hoặc các giấy tờ khác được yêu cầu. Một số yêu cầu nhất định có thể không phù hợp với bạn, từ đó thu hẹp danh sách những vị trí công việc phù hợp hơn.
- Cơ hội phát triển: Đánh giá cơ hội phát triển trên con đường sự nghiệp rất quan trọng. Hãy đọc bản mô tả công việc thật kỹ để hiểu yêu cầu công việc, cơ hội học hỏi, thăng tiến và khả năng tiếp nhận trọng trách.
- Triển vọng công việc: Một chìa khóa thông tin quan trọng nữa là vị thế của công việc này trong thị trường lao động. Bao gồm: xu thế tuyển dụng và khả năng phát triển nghề nghiệp sang các lĩnh vực khác. Tìm kiếm những cơ hội mở rộng từ công việc - kỹ năng này sang ngành nghề khác. Cân nhắc ưu tiên những công việc có tần suất tuyển dụng và cơ hội phát triển ổn định.
5. Tìm đào tạo và cập nhật CV của bạn
Khi đã thu hẹp danh sách của mình còn 1 - 2 con đường sự nghiệp, bạn hãy xem có cần bổ sung đào tạo hoặc chứng chỉ không. Phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên đã có sẵn bộ kỹ năng cần thiết thay vì đào tạo trong quá trình làm việc. Xem kỹ thông tin đăng tuyển và chú ý đến mục "Yêu cầu công việc" và Bằng cấp, Kinh nghiệm...
Nếu xác định mình đủ điều kiện, hãy cập nhật CV để làm nổi bật điểm mạnh và kỹ năng liên quan. Hãy tham khảo nhiều tin tuyển dụng để hiểu nhà tuyển dụng trong ngành này đang tìm kiếm điều gì ở ứng viên.
6. Tìm và ứng tuyển cho công việc
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm cơ hội việc làm tại CareerBuilder. Sử dụng tính năng Lọc để chọn Kỹ năng, Ngành nghề, Địa điểm, Mức lương, Cấp bậc, Hình thức việc làm, Phúc lợi mong muốn…
7. Tiếp tục phát triển và học hỏi
Có thể bạn sẽ mất một khoảng thời gian để thích nghi với nghề nghiệp mới. Đây chính là lúc để bạn chú ý đến các đầu việc, kỹ năng mà bạn yêu thích hoặc còn thiếu. Khi đã hiểu thêm về bản thân, ngành của mình và những gì là phù hợp nhất, thì việc tiếp tục phát triển, học hỏi, nâng cấp bản thân sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp và không bao giờ nằm ngoài thị trường lao động.
8. Một số mẹo cho người đi tìm sự nghiệp:
Tối ưu hóa năm làm việc đầu tiên: bạn nên nghiên cứu để lên lộ trình cho nhiều yêu cầu cùng lúc: học hỏi về ngành nghề, trở thành thành viên có đóng góp cho đội nhóm, tiếp nhận kiến thức mới...
Theo dõi các mục tiêu của mình: Nếu bạn đang cảm thấy sự nghiệp của mình khó khăn và không được thỏa mãn, hãy xem lại các mục tiêu tương lai. Nếu sự nghiệp hiện tại không còn đồng hướng với điều bạn muốn cho tương lai, cân nhắc thay đổi công việc hoặc tìm vị trí khác phù hợp hơn. Điều này đòi hỏi bạn "quay lại từ đầu" quy trình tìm việc, vì vậy đừng quên nâng cấp kỹ năng tìm việc để tránh lỗi thời trong thị trường tuyển dụng.
Theo đuổi sở thích của bạn: Nếu có một nhiệm vụ, hoạt động hoặc vai trò nào đó mà bạn đặc biệt yêu thích, hãy dành thời gian phát triển và khám phá những sở thích đó. Làm theo những gì bạn thích và giỏi có thể giúp bạn thăng tiến dễ dàng hơn, tận dụng được tối đa thế mạnh trong công việc hàng ngày.
Career Builder
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.88365610151301202-auhc-oc-ad-nab-peihgn-us-aul-nohc-gnort-yud-ut/nv.zibefac