Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng đây có thể coi là chiếc "phao cứu sinh" cho ngành công nghiệp không khói - vốn đã giảm tới 1 tỷ lượt khách trong năm 2020.
Tại châu Âu, Hy Lạp đang là một trong những quốc gia đầu tiên lên kế hoạch đưa ngành du lịch tái khởi động, khi lĩnh vực này vốn chiếm tới 1/5 nền kinh tế của quốc gia Địa Trung Hải.
"Những người đã tiêm phòng, có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc đã khỏi COVID-19 hay có kháng thể đều được chào đón ở Hy Lạp. Chúng tôi sẽ chào đón họ dù các nước có đạt được thỏa thuận về việc này hay không", ông Harry Theoharis, Bộ trưởng Bộ Du lịch Hy Lạp, nhấn mạnh.
Khách du lịch chụp ảnh trước đền Parthenon tại Hy Lạp. (Ảnh: Forbes)
Hy Lạp cùng với những nước như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang ủng hộ việc áp dụng mô hình giấy chứng nhận tiêm chủng để phục vụ du lịch. Một Hội chợ Du lịch quốc tế sẽ được tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha vào tháng 5 tới, thời điểm nước này hi vọng có thể mở cửa đón du khách.
Tuy nhiên, các nước châu Âu khác như Pháp hay Bỉ lại thận trọng hơn và vẫn phản đối việc sử dụng "hộ chiếu vaccine" dù Liên minh châu Âu (EU) khuyến khích các nước thành viên tự cân nhắc cách thức triển khai mô hình này.
Không chỉ tại châu Âu, ý tưởng "hộ chiếu vaccine" này cũng đang được nhiều nước châu Á quan tâm nhằm hồi sinh ngành du lịch. Singapore Airlines đã trở thành hãng hàng không đầu tiên tại châu Á thử nghiệm giấy thông hành COVID-19 điện tử - một ứng dụng cho phép hành khách nhận thông báo cấp phép bay sau khi xét nghiệm COVID-19 âm tính.
"Đi ra nước ngoài sẽ rất thuận tiện nếu có ứng dụng chứng nhận sức khỏe được quốc tế công nhận", anh Wu Bo, du khách từ Trung Quốc, bày tỏ.
Giới chức nhiều nước như Singapore đã bắt đầu cân nhắc tới việc từng bước mở cửa các hoạt động du lịch. (Ảnh: AP)
Cùng với việc thiết lập hành lang du lịch với Australia, những động thái này được xem là tiền đề để Singapore mở lại biên giới vào cuối năm nay, theo tuyên bố của Thủ tướng Lý Hiển Long.
Một "thiên đường du lịch" khác là Thái Lan, dù còn đang dè dặt, nhưng cũng đã có những bước đi mở cửa đầu tiên, như giảm thời gian cách ly cho du khách đã tiêm vaccine, hay tung ra các chương trình kích cầu cho du lịch nội địa.
Nước này cũng đưa ra kế hoạch cho phép doanh nghiệp thế chấp tài sản lưu động để nhận vốn vay từ ngân hàng, được bình luận như một loại hình "cầm đồ" để hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp lữ hành trong thời kỳ dịch bệnh.
VTV.vn - “Hộ chiếu vaccine” đã được một số quốc gia trên thế giới áp dụng như một giải pháp để "phá băng" ngành du lịch. Vậy Việt Nam có nên sử dụng công cụ này?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.33912521061301202-oan-eht-uhn-hcil-ud-auc-om-hcaoh-ek-nel-aig-couq-cac/et-hnik/nv.vtv