vĐồng tin tức tài chính 365

Lãi suất VND tăng lại

2021-03-16 11:22

Lo "nhập khẩu" lạm phát

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 11-3 tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc in tiền để hạ chi phí vay trong khối sử dụng đồng tiền chung euro, một tín hiệu nhằm trấn an thị trường rằng cơ quan này quyết tâm tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế hồi phục. ECB cũng khẳng định sẽ mạnh tay chi tiêu Chương trình thu mua khẩn cấp đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỉ euro để có tiền cứu nền kinh tế.

Theo một số chuyên gia, các nước đang "thế chấp" tương lai tiền tệ và kinh tế với hi vọng vực dậy kinh tế sau đại dịch. Những chính sách chi tiêu và in tiền vô độ có thể phải trả giá, kinh tế vào suy thoái sâu hơn. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thừa nhận gói giải cứu 1.900 tỉ USD của Mỹ có thể làm nền kinh tế bị "quá nhiệt" và làm tăng lạm phát, gây sức ép lên giá cả tiêu dùng.

South China Morning Post dẫn lời nhà phân tích kinh tế châu Á Anthony Rowley lo ngại việc thế giới đã vay kỷ lục 281.000 tỉ USD trong thời gian đại dịch, tức 355% kinh tế toàn cầu, và nhiều công ty đang bám vào các khoản vay từ chính phủ để tránh phá sản. Các gói kích thích kinh tế ngược lại có nguy cơ khiến các công ty lún sâu vô nợ.

Trong khi đó, giá dầu thô thế giới ngày 14-3 tiến sát đến ngưỡng 70 USD/thùng.

Theo giới phân tích, giá dầu bị đẩy lên cao do những người đầu cơ mạnh tay mua để đón đầu nhu cầu năng lượng tăng trở lại khi kinh tế thế giới hồi phục. Trước đó đã có nhiều dự báo giá dầu còn tiếp tục tăng trong năm nay. Bank of America cho rằng giá dầu Brent sẽ đạt 70 USD/thùng vào quý 2-2021, trong khi Goldman Sachs dự báo giá sẽ đạt 75 USD/thùng vào quý 3-2021. Cũng có đồn đoán giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng vào năm sau đã khiến nhiều người mạnh tay đầu cơ.

Dù vậy, Hãng tin Bloomberg tổng hợp các dự báo cho rằng dầu sẽ duy trì ở mức giá 65 USD cho đến năm 2025. Theo đó, dù OPEC đang duy trì cắt giảm sản lượng dầu, tổ chức này vẫn có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao sau đại dịch.

Tuy vậy, khối nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC kỳ vọng lạm phát của Việt Nam trong năm 2021 sẽ nằm ở mức trung bình 3%, dưới mức trần 4% theo mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra và điều này tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.

Một số chuyên gia nhận định, với Việt Nam, áp lực lạm phát không đến do tiền tệ ở trong nước mà chủ yếu do yếu tố giá cả, nhất là "nhập khẩu" lạm phát do giá hàng hóa thế giới tăng và Việt Nam phải nhập nhiều để tiêu thụ và sản xuất.

NGÔ HẠNH - A.H.

Xem thêm: mth.21950608061301202-ial-gnat-dnv-taus-ial/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lãi suất VND tăng lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools