vĐồng tin tức tài chính 365

Dịch vụ đòi nợ thuê vẫn “sống” sau “khai tử”

2021-03-17 09:28

Dịch vụ đòi nợ thuê vẫn "sống" sau "khai tử"

Tờ Giao thông ra sáng nay có bài điều tra về dịch vụ đòi nợ thuê. Theo tờ báo, dù dịch vụ đòi nợ thuê đã chính thức bị "khai tử" từ đầu năm nay, khi Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực, thế nhưng thực tế không thực sự như vậy.

Dịch vụ này vẫn dễ dàng tìm kiếm trên mạng và lách luật bằng cách đổi tên thành dịch vụ mua bán nợ. Tuy nhiên khi được hỏi về chuyện bán nợ, câu trả lời nhận lại là: "chúng tôi không có nhu cầu mua nợ", thay vào đó vẫn là đòi nợ và đòi được thì chia theo tỷ lệ 50/50; hay đổi tên dịch vụ thành "cung ứng lao động", mà thực chất là các nhân viên đòi nợ thuê. Như vậy, để tránh việc lách luật, luật sư cho rằng cần những quy định hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn.

Dịch vụ đòi nợ thuê vẫn “sống” sau “khai tử” - Ảnh 1.

Dịch vụ đòi nợ thuê vẫn dễ dàng tìm kiếm trên mạng và lách luật bằng cách đổi tên thành dịch vụ mua bán nợ. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Những khoảng tối mập mờ, khó quản của thị trường xăng dầu

Những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm xăng giả, buôn lậu có lãi tới hàng ngàn tỷ đồng/năm. Báo Tiền phong sáng nay chỉ ra nhiều khoảng tối trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Theo bài viết, với xăng, nếu làm giả, doanh nghiệp sẽ trốn được tổng cộng tới 8.000 đồng/lít, một nửa là trốn thuế môi trường, một nửa là các loại thuế, phí khác, sau đó dùng lợi thế này để chiết khấu đại lý khoảng 3.000 - 3.500 đồng/lít. Như vậy, doanh nghiệp làm đúng luật sẽ bị "bức tử" do mức chiết khấu hiện chỉ bằng khoảng 1/3 mức này.

Ngân sách chắc chắn sẽ thất thu. Theo tính toán, chỉ 1 tàu nhỏ bán 10.000 lít xăng dầu giả, hoặc buôn lậu ra thị trường, doanh nghiệp đã ung dung đút túi 50 tỷ đồng. Điều khó hiểu, theo tờ TP, là năm 2020, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối nhập khẩu chỉ tương đương khoảng 1/3 so với tổng nguồn cung ra thị trường.

Dịch vụ đòi nợ thuê vẫn “sống” sau “khai tử” - Ảnh 2.

Những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu làm xăng giả, buôn lậu có lãi tới hàng ngàn tỷ đồng/năm. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Theo thống kê, nhiều doanh nghiệp chỉ bán được rất ít ra thị trường, thấp hơn nhiều mức có lãi, nhưng vẫn tồn tại. Đợt thanh kiểm tra của Bộ Công thương từ trước Tết cũng cho thấy nhiều sai phạm, dự kiến 4 - 5 doanh nghiệp sẽ bị rút giấy phép, bao gồm cả những doanh nghiệp lâu năm, và chủ yếu là tư nhân.

Hào phóng chia cổ tức, nhà băng tích lũy của để dành

Đến thời điểm này, trước thềm mùa đại hội cổ đông, chưa có ngân hàng nào thông báo chi trả bằng tiền mặt, mà thay vào đó là chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Theo tờ Đầu tư, tỷ lệ cổ phiếu thưởng là 10, 20, 30, thậm chí có ngân hàng tới 40%. Điều này được lý giải là bởi đa phần thu nhập ngân hàng vẫn tới từ tín dụng; với tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chậm lại thời gian qua, để duy trì được hệ số an toàn vốn CAR ở mức hiện tại, các ngân hàng cũng phải tăng vốn ở tốc độ tương tự. Vì vậy, dù lãi lớn, ngân hàng vẫn phải mạnh tay chia cổ tức như vậy.

Tuy nhiên, về phía cổ đông năm 2020, cũng sẽ dễ thuyết phục hơn, vì cổ phiếu ngành ngân hàng thời gian qua có mức sinh lời khá tốt.

Cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê từ 2021Cấm đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê từ 2021

VTV.vn - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ có tên trong danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh từ 1/1/2021.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.37030758071301202-ut-iahk-uas-gnos-nav-euht-on-iod-uv-hcid/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dịch vụ đòi nợ thuê vẫn “sống” sau “khai tử””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools