Các nguyên đơn mang biểu ngữ tới tòa án Sapporo - Ảnh: Kyodo
Năm 2019, hơn 10 cặp đôi đồng giới đã đệ đơn kiện để tìm cách buộc chính phủ công nhận hôn nhân đồng giới.
Là quốc gia duy nhất thuộc nhóm các nước G7 không công nhận hôn nhân đồng giới, theo Kyodo News, Hiến pháp nước Nhật quy định "hôn nhân diễn ra khi có sự đồng thuận của cả 2 giới".
Theo lập luận của chính phủ, điều khoản trên có nghĩa hôn nhân đồng giới "không được lường trước" trong hiến pháp hay luật dân sự. Tuy nhiên, các luật sư bên nguyên đơn và các chuyên gia pháp lý khác phản bác rằng hiến pháp không cấm hôn nhân đồng giới, mà tập trung vào nguyên tắc đồng thuận của hôn nhân.
Tòa Sapporo tuyên việc không công nhận hôn nhân đồng giới là vi hiến, nhưng tòa cũng từ chối yêu cầu bồi thường thiệt hại 1 triệu yêu (9.000 USD) cho mỗi người.
Theo hãng tin AFP, phán quyết của tòa Sapporo được các nhà vận động ca ngợi là bước tiến hướng tới bình đẳng hôn nhân và cho rằng nó có thể thay đổi cuộc sống của họ.
"Tôi không cầm được nước mắt. Tòa án đã chân thành quan tâm kỹ lưỡng đến vấn đề của chúng tôi và tôi nghĩ rằng họ đã đưa ra quyết định thực sự đúng đắn", một nam nguyên đơn nói với các phóng viên bên ngoài tòa án.
Các vụ án tương tự hiện đang được xét xử tại 4 tòa án khác trên khắp nước Nhật và phán quyết của tòa Sapporo có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các vụ án đang xét xử bằng cách tác động dư luận.
Luật pháp Nhật Bản tương đối tự do khi so với tiêu chuẩn của châu Á, nhưng xã hội còn chưa cởi mở với cộng đồng LGBT. Theo Hãng tin Reuters, quan hệ tình dục đồng giới được hợp pháp hóa ở Nhật Bản từ năm 1880, nhưng nhiều người đồng tính vẫn chưa dám công khai, kể cả với gia đình.
Theo quy định hiện hành, các cặp đồng giới không được phép kết hôn, không được thừa kế tài sản của bạn đời - như ngôi nhà mà họ ở chung - và cũng không có quyền của cha mẹ với con cái của bạn đời.
Dù giấy chứng nhận quan hệ do địa phương cấp có thể giúp các cặp đồng giới thuê chỗ ở chung và có quyền thăm khám tại bệnh viện, nhưng nó không trao cho các cặp đôi quyền hợp pháp đầy đủ như các cặp vợ chồng khác giới được hưởng.
Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều công ty cho rằng quy định hiện hành của Nhật Bản làm tổn hại đến lợi thế cạnh tranh của đất nước vì nó gây trở ngại cho các công ty, nhất là công ty nước ngoài, trong việc thu hút và giữ chân lao động có tay nghề cao.
TTO - Vatican cho biết Giáo hội Công giáo không thể ban phước cho hôn nhân đồng giới, đồng thời nói rằng việc ban phước cho các mối quan hệ có hoạt động tình dục ngoài hôn nhân là “bất hợp pháp”.
Xem thêm: mth.82904852171301202-neih-iv-al-ioig-gnod-nahn-noh-nahn-gnoc-gnohk-uhp-hnihc-tahn-na-aot/nv.ertiout