vĐồng tin tức tài chính 365

Mất tiền tỷ vì nhận điện thoại cán bộ công an dỏm

2021-03-18 11:51

"Quý bà” sập bẫy tình

Theo điều tra, đầu tháng 5-2019, chị N.T.H. thông qua mạng xã hội quen biết với người đàn ông tên Jeffrey Buchanan, là thiếu tướng quân đội Hoa Kỳ. Sau nhiều lần trò chuyện, cả hai phát sinh tình cảm. Thời gian sau, thiếu tướng quân đội Hoa Kỳ nói với H. sẽ sang Việt Nam thăm chị nên nhờ viết thư xin nghỉ phép gửi đến hộp thư điện tử United-Nationorg@tom.com của Liên Hợp Quốc. Vì tin tưởng, chị H. dùng hộp thư điện tử của mình viết thư gửi đến địa chỉ trên. Ít lâu sau, chị H. nhận được yêu cầu trả 11.500USD phí bảo hiểm, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn cho "bạn trai" nên đã chuyển 267 triệu đồng vào tài khoản của các đối tượng. Nghi ngờ bị lừa nên sau đó H. tới cơ quan công an trình báo.

Trưa 10-9-2020, T.H.M nhận được cuộc gọi điện thoại của người đàn ông giới thiệu là cán bộ công an và cho biết chị "dính" vào đường dây ma túy, "rửa tiền" mà công an đang điều tra. Đồng thời, công an đã có lệnh bắt chị M. để tạm giam. Chị M. nói rằng mình không liên quan thì cán bộ công an tiếp tục hù doạ, yêu cầu không được tắt máy và kết bạn qua mạng Zalo với tên "Bùi Hùng Dũng" để gửi lệnh bắt tạm giam cho xem. "Cán bộ công an" còn yêu cầu M. phải chuyển tiền vào tài khoản để kiểm tra, nếu không liên can sẽ trả lại tiền. Do lo sợ nên chị M. đã chuyển 1,4 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng mà cán bộ yêu cầu.

Trần Hữu Sơn và Trần Hồng Thái cùng tang vật

Công an TPHCM thông báo ai biết thông tin về đối tượng sử dụng Hộp thư điện tử United-Nationorg@tom.com và đối tượng sử dụng tài khoản zalo "Bùi Hùng Dũng", liên hệ Cơ quan CSĐT Công an TPHCM (số 459 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1), gặp đồng chí Phùng Thanh Tròn, ĐT: 0938909294 để cung cấp thông tin.

Cần cảnh giác cao độ

Công an TPHCM cho biết, thời gian qua lực lượng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo với nhiều hình thức về loại tội phạm giả danh cơ quan tư pháp gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Thế nhưng tình hình hoạt động của loại tội phạm trên còn diễn biến phức tạp, vẫn có nhiều người dân bị mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo. Trong năm 2020, Công an TPHCM ghi nhận xảy ra 97 trường hợp có liên quan tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức gọi điện thoại giả danh các cơ quan tư pháp trên địa bàn TPHCM.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này có đặc điểm chung là sử dụng phần mềm công nghệ cao (Voice over IP - cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tải giọng nói qua mạng máy tính, giả số điện thoại hiện trên màn hình) giả số điện thoại công khai của các cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát và giả danh nhân viên các cơ quan tư pháp để gọi vào điện thoại bàn, điện thoại di động của người dân. Sau đó, các đối tượng nói với người dân là có liên quan đến vụ án, chuyên án đang điều tra, hù dọa làm cho người dân hoang mang, lo sợ để khai thác thông tin cá nhân. Tiếp đó, các đối tượng tội phạm yêu cầu kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng để chuyển vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo hoặc cung cấp mã OTP để chuyển tiền vào tài khoản của chúng với vỏ bọc xác minh, điều tra. Đồng thời, yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền để chiếm đoạt.

Băng người nước ngoài lừa đảo bị bắt giữ

Công an khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này, cảnh giác với các cuộc gọi điện thoại thông báo nợ cước điện thoại vào các thuê bao cố định (điện thoại bàn). Không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực giao dịch OTP, địa chỉ mail...) cho bất kỳ ai và với bất kỳ hình thức nào.

Trước đó, tối 28-8-2020, Trần Hữu Sơn (SN 1979) mặc quân phục CAND mang quân hàm thiếu tá cùng Trần Hồng Thái (SN 1983) mặc quân phục mang quân hàm thiếu úy và mang theo khẩu súng ngắn, đi ôtô BS: 80B-2547 đến nhà bà T. (đường Nhật Tảo, P7Q11), giới thiệu là cán bộ công an thuộc Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an. Tiếp đó, cả hai đọc lệnh bắt bà T. và lệnh khám xét. Nghi ngờ cả hai giả danh cán bộ công an nên người dân âm thầm báo cho CAP7Q11.

Tại cơ quan công an, Sơn và Thái khai là cán bộ công an giả. Quân phục CAND, biển số xe, súng đều được cả hai mua trên mạng. Chiếc xe thì được cả hai thuê gắn biển số xanh vào để thực hiện vụ việc. Khoảng 19 giờ cùng ngày, Sơn gọi cho Thái chở đi công việc. Sơn điều khiển ôtô biển số xanh giả tới chở Thái tại quán cà phê ở quận Gò Vấp. Sau đó, Sơn đưa quân phục CAND giả cho Thái mặc. Tiếp đó, cả hai đi tới nhà bà T. gọi mở cửa rồi đọc lệnh bắt, lệnh khám xét nhà để dọa bà T. nhằm mục đích chiếm đoạt từ 100 - 200 triệu đồng.

Thạch Sanh

Xem thêm: lmth.149801_mod-na-gnoc-ob-nac-iaoht-neid-nahn-iv-yt-neit-tam/gnos-iod/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Mất tiền tỷ vì nhận điện thoại cán bộ công an dỏm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools