vĐồng tin tức tài chính 365

SCIC và Vietnam Airlines: 'cuộc hôn nhân 8.000 tỉ đồng' đang đến gần

2021-03-18 12:00

SCIC và Vietnam Airlines: 'cuộc hôn nhân 8.000 tỉ đồng' đang đến gần

Lan Nhi

(KTSG Online) - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã thông báo hoàn tất việc chỉ định thầu rút gọn cho Công ty TNHH luật YKVN trở thành đơn vị rà soát pháp lý cho việc đầu tư 8000 tỉ đồng của SCIC vào Vietnam Airlines như quyết định của Quốc hội hồi cuối năm ngoái. Những bước đi này cho thấy, 'cuộc hôn nhân 8.000 tỉ đồng' giữa Vietnam Airlines và SCIC đang diễn ra đúng kế hoạch.

Vietnam Airlines đang cần 8.000 tỉ đồng từ SCIC để phục hồi hoạt đông sản xuất kinh doanh. Ảnh:DNCC

Bằng quyết định phê duyệt chỉ định thầu tư vấn pháp lý nói trên hôm 12-3, SCIC cho hay, họ đang xúc tiến những bước đi tích cực để có thể giải ngân 8.000 tỉ đồng vào Tổng công ty Hàng không Việt Nam, theo như Nghị quyết của Quốc hội cho phép hồi cuối tháng 10-2020 về việc đại diện góp vốn Nhà nước để tăng vốn điều lệ vào Vietnam Airlines nhằm cứu hãng hàng không này qua cơn khủng hoảng vì dịch bệnh.

Hồi cuối tháng 11-2020, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) đã kết thúc với việc thông qua hai nội dung quan trọng về chủ trương phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cho cổ đông hiện hữu (Nhà nước), trị giá 8.000 tỉ đồng nói trên. Cụ thể, Vietnam Airlines sẽ phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với quy mô 8.000 tỉ đồng và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thay mặt Chính phủ sẽ đầu tư mua cổ phiếu.

Dự kiến, sau khi phát hành phần vốn tăng thêm, SCIC sẽ nắm giữ 25,39% tổng số cổ phần tại Vietnam Airlines và có đại diện trong Hội đồng quản trị của hãng. Tổng số tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước có tại hãng vẫn là 86,1%, ANA Holdings 8,77%; 5,04% còn lại thuộc về các cổ đông khác.

Vietnam Airlines cho biết sẽ dùng 8.000 tỉ đồng từ việc phát hành cổ phiếu tăng vốn để thanh toán toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trả nợ vay tại các ngân hàng...

Với việc phát hành này, vốn chủ sở hữu của hãng sẽ ở mức 8.278 tỉ đồng (đến hết năm 2020) và 8.242 tỉ đồng (hết năm 2021). Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hết năm nay dự kiến ở mức 6,19 lần sẽ giảm xuống còn 5,22 lần (cuối năm 2021).

Tuy nhiên, để đến được đích giải ngân, phải trải quan hàng loạt thủ tục pháp lý theo quy định với thời gian 150 ngày, kể từ ngày chính thức chào bán. Một trong những vấn đề được bàn tới là giá phát hành thế nào là hợp lý vẫn đang được bàn thảo. Hồi cuối tháng 1-2020, theo đại diện SCIC, đơn vị này đang cùng Vietnam Airlines thực hiện những phần việc kể trên.

Muốn xác định giá cổ phiếu phát hành thêm thì phải xác định giá trị doanh nghiệp và kế hoạch kinh doanh tối thiểu 5 năm. Phương án  kinh doanh của Vietnam Airlines đang gặp khó do tác động của đại dịch Covid-19 chưa biết thời gian chấm dứt và chưa có thời điểm cho kế hoạch mở lại đường bay quốc tế. Những vấn đề này, đến thời điểm trung tuần tháng 3 đã có câu trả lời rõ ràng hơn nhờ tiến độ sản xuất và tiêm phòng vaccine Covid-19 trên toàn cầu đã được đẩy nhanh.

Vietnam Airlines cho biết sẽ sử dụng 8.000 tỉ đồng từ việc phát hành cổ phiếu để thanh toán toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trả các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng. Hãng sẽ tuyệt đối không dùng nguồn này cho các hoạt động đầu tư mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.

Về phía Vietnam Airlines, hãng đã yêu cầu rà soát tất cả các vấn đề mà SCIC yêu cầu để giao dịch 8.000 tỉ đồng đảm bảo đúng luật và phòng trừ rủi ro. Ví dụ, hợp đồng với bên thứ 3 trong đó Vietnam Airlines và/hoặc các bên liên quan đã đưa ra cam kết có ảnh hưởng đến giao dịch 8.000 tỉ đồng hay không? Hoặc khoản đầu tư của SCIC vào hãng có bị tác động của bên thứ ba nào làm thay đổi cơ cấu sở hữu, thay đổi vốn điều lệ của hãng hay không? Hay các thỏa thuận với bên thứ ba nào có thể hạn chế Vietnam Airlines tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hạn chế thu hồi các loại giấy phép (nếu có) hoặc các vấn đề tranh chấp, nợ nần khác (cũng nếu có) phải được tính toán đầy đủ khi SCIC rót vốn vào đây.

Cách đây nhiều năm, SCIC đã từng là cổ đông lớn đại diện vốn nhà nước tại Jetstar Pacific Airlines (JPA) với 69,9% vốn và cổ đông Qantas (27%) vốn. Tuy nhiên, sau nhiều năm JPA thua lỗ thì SCIC chuyển giao nguyên trạng phần vốn góp Nhà nước về Vietnam Airlines và JPA trở thành công ty con của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tồn tại đến nay.

Việc góp 25,39% vốn Nhà nước vào Vietnam Airlines lần này mà SCIC đại diện, như vậy, đang trong lộ trình được thúc đẩy nhanh tiến độ, theo đúng kế hoạch đề ra.

Xem thêm: lmth.nag-ned-gnad-gnod-it-0008-nahn-noh-couc-senilria-manteiv-av-cics/676413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“SCIC và Vietnam Airlines: 'cuộc hôn nhân 8.000 tỉ đồng' đang đến gần”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools