vĐồng tin tức tài chính 365

Loại hình kinh doanh thức ăn nào không cần đăng ký kinh doanh?

2021-03-18 12:43

Hiện nay việc mở quán ăn vỉa hè như quán cơm, quán ăn vặt,…rất phổ biến. Tuy nhiên, việc mở những loại hình kinh doanh này có cần xin phép kinh doanh hay không là câu hỏi dược nhiều người đặt ra.

Để giải đáp câu hỏi trên, luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM cho biết, theo Điều 3 Nghị định 39/2007 quy định cá nhân hoạt động th­ương mại tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, bao gồm:

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.

Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.

Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ.

Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015 quy định: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Ngoài những trường hợp đã nêu phía trên, cá nhân hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh.

“Đối với những trường hợp thuộc buộc phải đăng ký kinh doanh nhưng lại không đăng ký có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 50/2016”, luật sư Hoan cho biết thêm.

Xem thêm: lmth.638279-hnaod-hnik-yk-gnad-nac-gnohk-oan-na-cuht-hnaod-hnik-hnih-iaol/eohk-gnos-hcas-na/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Loại hình kinh doanh thức ăn nào không cần đăng ký kinh doanh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools