Đây là thông tin vừa được Đại học Cambridge và Đại học East Anglia công bố.
Các tác giả thực hiện nghiên cứu đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để mô phỏng tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu tới xếp hạng tín dụng của Standard & Poor’s cho 108 quốc gia. Họ nhận thấy rằng nếu không có các chính sách nghiêm ngặt về khí hậu, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và Liên minh châu Âu (EU) có thể bị hạ đánh giá. Hơn 60 quốc gia có thể bị xếp hạng thấp hơn vào năm 2030.
Do đó, chi phí dùng để trả nợ hàng năm của các chính phủ có thể tăng từ 137 tỷ USD đến 205 tỷ USD vào năm 2100 theo kịch bản cho thấy hành tinh sẽ ấm lên tới 5 độ C. Việc tuân thủ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bằng cách thực hiện theo lộ trình hạn chế mức tăng nhiệt độ xuống dưới 2 độ C vẫn có thể khiến con số đó tăng tới 33 tỷ USD.
Chi phí "đội thêm" cho các doanh nghiệp trong khoảng 7,2 tỷ USD trong trường hợp tốt nhất và 62,6 tỷ USD trong trường hợp xấu nhất.
Các ước tính được đưa ra trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới cảnh báo rằng các thị trường tài chính đang đánh giá thấp rủi ro của biến đổi khí hậu đối với giá tài sản.
Matthew Agarwala, đồng tác giả của nghiên cứu trên, đến từ Viện Chính sách Công Bennett của Cambridge cho biết khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các nền kinh tế, các khoản nợ sẽ trở nên khó xử lý hơn và đắt hơn. Thị trường cần những thông tin đáng tin cậy về cách biến đổi khí hậu chuyển thành rủi ro vật chất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.46260146091301202-man-dsu-yt-072-meht-not-coun-cac-neihk-eht-oc-uah-ihk-iod-neib/et-hnik/nv.vtv