Giá trị thị trường Bitcoin hiện đã vượt hơn 1.000 tỷ USD, với giá của đồng tiền điện tử này tăng gấp 10 lần trong một năm. Tuy nhiên, trọng tâm của sự chú ý đang chuyển sang những yêu cầu về nguồn điện khủng để duy trì của đồng tiền điện tử này.
Hiện Bitcoin là một trong những đồng tiền điện tử có giá nhất hiện nay và nhu cầu sử dụng nó ngày càng nhiều. Chính vì số người đào Bitcoin ngày một nhiều. Bên cạnh giá trị mà những đồng tiền điện tử mang lại, việc đào tiền điện tử cũng làm tiêu tốn một lượng điện năng khá lớn. Câu hỏi đặt ra là đồng tiền này tiêu thụ bao nhiêu năng lượng?
Hiện số người đào Bitcoin ngày một nhiều. (Ảnh: Reuters)
Theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge (CBECI) do các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge tổng hợp, tổng năng lượng tiêu thụ bởi quá trình khai thác Bitcoin có thể đạt 128 terawatt/giờ (TWh) trong năm 2021, tương đương 0,6% tổng sản lượng điện của thế giới, thậm chí nhiều hơn toàn bộ mức tiêu thụ điện của Na Uy.
Nhà phân tích George Kamiya của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết những con số này có thể lớn khi so sánh với các quốc gia quy mô trung bình hoặc các công nghệ mới nổi như xe điện (tiêu thụ 80 TWh vào năm 2019), nhưng nhỏ khi so sánh với các mục đích sử dụng cuối cùng khác.
Toàn bộ hoạt động của Google tiêu thụ 12,2 TWh vào năm 2019 và tất cả trung tâm dữ liệu trên thế giới, không bao gồm những trung tâm "đào" Bitcoin, cùng tiêu thụ khoảng 200 TWh mỗi năm.
Nhà kinh tế học Alex de Vries, người đã tổng hợp một trong những chỉ số đầu tiên về chủ đề này vào năm 2016, thậm chí còn bi quan hơn. Ông tin rằng sự gia tăng gần đây của giá Bitcoin sẽ đẩy mạnh việc sử dụng đồng tiền điện tử này và thúc đẩy mức tiêu thụ năng lượng vượt quá tất cả trung tâm dữ liệu khác cộng lại.
Nguyên nhân khiến Bitcoin tiêu tốn nhiều năng lượng như vậy là do các "phần thưởng hậu hĩnh" đã thúc đẩy sự gia tăng các trung tâm dữ liệu khổng lồ dành riêng cho Bitcoin. Những đồng Bitcoin mới được tạo ra nhờ quá trình người dùng giải các phương trình phức tạp sử dụng nguồn điện xử lý thuật toán, theo cái gọi là giao thức bằng chứng công việc (PoW).
Giá trị thị trường Bitcoin hiện đã vượt hơn 1.000 tỷ USD. (Ảnh: Reuters)
Giao thức này được thiết kế để duy trì tính toàn vẹn của mạng lưới, đảm bảo nguồn cung cấp tiền ổn định bằng cách làm cho việc tính toán khó khăn hơn khi có nhiều người đang khai thác và dễ dàng hơn khi có ít người "đào" Bitcoin. Hệ thống này được thiết kế để cứ sau 10 phút, mạng lưới sẽ trao thưởng một số Bitcoin cho những người đã giải được câu đố thành công.
Proof of Work là thuật toán đồng thuận đầu tiên xuất hiện và cho đến nay vẫn là thuật toán thống trị, được giới thiệu bởi Satoshi Nakamoto trong sách trắng Bitcoin năm 2008, nhưng bản thân công nghệ này đã được hình thành từ lâu trước đó.
Với giá Bitcoin hiện đang ở mức hơn 55.000 USD, các "thợ đào" đang hoạt động hết công suất. Giá Bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục 61.742 USD/BTC hôm 13/3 do nhu cầu của nhà đầu tư đang gia tăng.
Những người ủng hộ Bitcoin nói rằng sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo có nghĩa là đồng tiền điện tử này có tác động đến môi trường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học New Mexico đã ước tính trong năm 2019, trước khi giá Bitcoin tăng mạnh gần đây, mỗi đồng USD giá trị do Bitcoin tạo ra sẽ "phát sinh" 49 xu Mỹ thiệt hại cho sức khỏe và môi trường ở Mỹ.
Đồng tiền điện tử được sử dụng nhiều thứ hai sau Bitcoin là Ethereum đang cân nhắc chuyển từ giao thức PoW sang một hệ thống ít tiêu tốn năng lượng hơn để tránh một số quy trình ngốn năng lượng.
Tuy nhiên, Bitcoin sẽ gặp khó khăn lớn trong việc áp dụng những thay đổi như vậy, điều này có nguy cơ khiến cho mạng lưới này kém phi tập trung hóa và kém an toàn hơn.
VTV.vn - Khi thì tăng "điên rồ", khi lại giảm "sấp mặt". Những bí ẩn và con số xung quanh Bitcoin luôn khiến người ta tò mò, thậm chí bị kích thích để đi tìm câu trả lời thỏa đáng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.79940458191301202-elgoog-gnud-us-nal-01-pag-neid-not-ueit-nioctib-oad/et-hnik/nv.vtv