TS Lê Tiến Công, phó giám đốc phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa, đến thăm cụ Võ Như Dân - Ảnh: BÁ DŨNG
Tang lễ của ông Võ Như Dân được tổ chức tại nhà riêng ở đường Hoàng Diệu (quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Trước đây ông Dân là nhân viên Trạm quan trắc Hoàng Sa, thuộc Đài khí tượng Sài Gòn.
Từ năm 1956, ông Dân bắt đầu quá trình hơn 10 năm gắn bó và công tác trên quần đảo Hoàng Sa. Ông Dân cũng là nhân vật từng chia sẻ rất nhiều câu chuyện về chủ quyền Hoàng Sa trên báo Tuổi Trẻ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, nói dẫu quy luật của tạo hóa không ai tránh khỏi, nhưng sự ra đi của ông Dân vẫn là mất mát lớn đối với huyện Hoàng Sa.
Bởi từ lâu ông Dân cùng những nhân chứng từng có thời gian công tác trên quần đảo Hoàng Sa chính là những "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ông Dân không những là một phần của lịch sử Hoàng Sa mà những câu chuyện, thông tin ông cung cấp là vô cùng quý giá để hiểu biết thêm về quần đảo này.
"Năm nào huyện Hoàng Sa cũng tổ chức đi thăm chú Dân cùng những nhân chứng Hoàng Sa khác. Biết các chú tuổi cao sức yếu nên những năm gần đây chúng tôi và những người làm phim đã đến nghe, ghi âm và chép tay nhiều câu chuyện về Hoàng Sa.
Chúng tôi cũng tranh thủ thời gian các chú có thể cung cấp thông tin để có thêm tư liệu đấu tranh bảo vệ chủ quyền", ông Đồng chia sẻ.
TTO - Ngày 19-1, đoàn lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến thăm và tặng quà cho gia đình các nhân chứng Hoàng Sa.
Xem thêm: mth.63723939002301202-iod-auq-man-01-tous-as-gnaoh-o-gnos-gnut-gnuhc-nahn/nv.ertiout