Một góc vườn dừa tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre bị sâu đầu đen gây hại - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Sâu đầu đen bắt đầu xuất hiện từ tháng 7-2020 tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre với diện tích ghi nhận ban đầu chỉ 2,4ha. Tuy nhiên đến nay diện tích bị nhiễm bệnh đã tăng vọt lên 150ha.
Sâu đầu đen có tên khoa học là Opisina arenosella Walker, từng gây hại cây dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan.
Ban đầu sâu ăn bề mặt và phần mặt dưới của lá dừa. Sau đó chúng sẽ làm các mạng tơ ở mặt dưới của lá, sâu nhỏ sẽ ẩn mình ở đây để ăn lá, lá bị hại nhìn như bị cháy sém. Sâu này thậm chí còn tấn công cả phần bề mặt màu xanh của trái dừa.
Dù ngành nông nghiệp đã vào cuộc rất sớm và đã có hiệu quả nhất định nhưng diện tích bị sâu đầu đen tấn công vẫn tăng lên. Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre, hiện sâu đầu đen đã xuất hiện tại các huyện như Bình Đại, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, TP Bến Tre và Chợ Lách.
Thời gian trước, khi sâu đầu đen mới xuất hiện, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã phun xịt thuốc hóa học bằng thiết bị bay không người lái. Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả bởi sâu đầu đen núp dưới lá, ẩn sâu trong bẹ dừa nên rất khó để tiêu diệt. Hơn nữa, những vườn dừa có tuổi đời cao, thân cây cao nên việc phun xịt không hiệu quả.
Trong số các xã, huyện bị sâu đầu đen tấn công, xã Hữu Định, huyện Châu Thành có diện tích dừa bị hại lớn nhất. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 66ha dừa bị hư hại. Lãnh đạo xã Hữu Định cho biết theo thống kê ban đầu, địa bàn xã có 12.000 cây dừa của 108 hộ dân bị sâu đầu đen tấn công.
Một góc vườn dừa bị sâu đầu đen tấn công, bạc phếch tán lá - Video: MẬU TRƯỜNG
Ông Huỳnh Quang Đức cho rằng hiện ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn và các trường đại học để khoanh vùng, tiêu diệt sâu đầu đen. Trong đó ưu tiên phương pháp sinh học và phương pháp dùng ong ký sinh để tiêu diệt sâu đầu đen.
"Hiện đã cơ bản kiểm soát được tình hình và chúng tôi tiếp tục khoanh vùng dừa bị nhiễm bệnh để tiêu diệt sâu đầu đen. Trước mắt chúng tôi vẫn chưa công bố dịch", ông Đức cho biết.
Bến Tre có trên 70.000ha dừa, chiếm 50% dừa cả nước. Khoảng 800.000 dân trong tỉnh (1,3 triệu dân) dựa vào thu nhập từ cây dừa để ổn định kinh tế gia đình.
Hiện Bến Tre đã có 150ha dừa bị nhiễm bệnh. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đang khoanh vùng dừa nhiễm bệnh để tiêu diệt sâu dầu đen - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Sâu đầu đen bắt đầu xuất hiện từ tháng 7-2020 tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre với diện tích ghi nhận ban đầu chỉ 2,4ha. Tuy nhiên đến nay diện tích bị nhiễm bệnh đã tăng vọt lên 150ha - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
TTO - Ngày 4-3, ông Trần Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre - cho biết hiện nước sông Giồng Trôm bị nhiễm mặn trên 3 phần ngàn, đơn vị phải chở nước thô bằng sà lan về xử lý nên giá nước sẽ tăng.
Xem thêm: mth.29164039002301202-ert-neb-o-aud-iah-ned-uad-uas-teid-ueit-gnuv-hnaohk/nv.ertiout