Nhiều người đang sinh sống, hộ khẩu tại Hà Nội, song CMND ở tỉnh khác, theo luật sư Nguyễn Minh Long, họ vẫn làm được căn cước công dân gắn chip.
Hiện, Hà Nội tập trung đến tháng 6 tới sẽ cấp 6,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip.
Mọi công dân đủ từ 14 tuổi trở lên sẽ nằm trong diện được cấp thẻ căn cước công dân này, theo Đề án của Bộ Công an.
Luật sư Nguyễn Minh Long, Công ty Luật Dragon (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho hay, nếu CMND cũ ở tỉnh khác nhưng có khẩu ở Hà Nội thì người dân vẫn thực hiện thủ tục xin cấp căn cước công dân gắn chip ở Hà Nội như bình thường theo luật định.
Luật sư Long cho rằng, CMND không phải là giấy tờ bắt buộc phải cung cấp khi xin cấp căn cước công dân gắn chip. Nếu cơ quan cấp căn cước công dân yêu cầu thì người dân xin xác nhận của Công an xã /phường nơi có hộ khẩu thường trú trong CMND cũ để hoàn tất thủ tục.
Tuy nhiên, theo luật sư Long, theo quy định thì không bắt buộc người dân đang sử dụng CMND phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Ông Long cho hay, hiểu được ý nghĩa của căn cước công dân gắn chip, để thuận tiện cho quá trình quản lý quản lý dữ liệu công dân và kế hoạch xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính phủ điện tử trong tương lai, giảm bớt thủ tục hành chính thì người dân nên làm thẻ căn cước công dân gắn chip để thuận tiện cho sau này.
Công an TP. Hà Nội cũng khuyến khích người dân làm thẻ căn cước công dân gắn chip, chứ không bắt buộc khi chứng minh nhân dân 9 số, căn cước công dân mã vạch vẫn còn thời gian sử dụng.
Xem thêm: odl.160198-oas-ar-nad-gnoc-couc-nac-mal-ion-ah-uahk-oh-hnit-o-dnmc/taul-pahp/nv.gnodoal