vĐồng tin tức tài chính 365

Không ký hợp đồng lao động, có đòi được lương?

2021-03-21 03:54

Chủ quán làm vậy có đúng pháp luật không? Em cần làm gì để đòi được tiền lương bị nợ?

Luật sư tư vấn

Theo điều 13 Bộ luật Lao động 2020 về hợp đồng lao động, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Điều 14 Bộ luật Lao động 2020 quy định, hợp đồng lao động được giao kết thông qua một trong ba hình thức sau:

- Hợp đồng lao động bằng văn bản.

- Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.

- Được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng;

Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới một tháng:

- Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.

- Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.

Do bạn không nói rõ bạn đã làm công việc gì và làm ở đó trong bao nhiêu tháng, tuy nhiên, nếu bạn đã làm ở nhà hàng đó trên một tháng mà không được ký hợp đồng lao động thì chủ sử dụng lao động đã vi phạm quy định pháp luật khi không thực hiện việc giao kết hợp đồng bằng văn bản.

Theo đó, chủ sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

"Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên....:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên...".

Trên thực tế, bạn có làm việc tại nhà hàng, hai bên có thỏa thuận về công việc và lương, hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói nên bạn và công ty vẫn tồn tại một quan hệ lao động nên người lao động phải có trách nhiệm trả tiền lương đối với người lao động.

Về việc trả lương, điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động".

Vì vậy, trong trường hợp này công ty đã vi phạm hai lỗi là không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản và không trả lương đầy đủ, đúng hạn cho bạn nên bạn có thể khiếu nại đến phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đóng trụ sở hoặc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Xem thêm: lmth.0820524-gnoul-coud-iod-oc-gnod-oal-gnod-poh-yk-gnohk/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không ký hợp đồng lao động, có đòi được lương?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools