vĐồng tin tức tài chính 365

Một xã ở Việt Nam, nông dân chôn "vàng ròng" dưới đất, ra ngõ là gặp tỷ phú

2021-03-22 10:28

Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía đông bắc của tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc của Phù Ninh giáp huyện Đoan Hùng; phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao; phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba; phía đông có tuyến sông Lô bao bọc là ranh giới với huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Xã Tiên Du là 1 trong 17 đơn vị hành chính của huyện Phù Ninh.

Đã từ lâu, nhiều người biết đến Tiên Du là thủ phủ cây sưa đỏ. Đây là xã có nhiều gia đình trồng sưa đỏ, là nơi phát tích ra cây sưa đỏ. Loại cây này được mệnh danh là loại cây bán đắt hơn vàng ròng, có giá trị kinh tế cao, giúp không ít gia đình trong xã thoát nghèo, trở lên giàu có nhanh chóng.

Cây sưa đỏ hay còn được gọi là cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê. Tại nhiều địa phương, do cách phát âm khác nhau cũng như là bị đọc lệch đi, cây huỳnh đàn còn có thể biết đến với cái tên Huỳnh Đường, Hoàng Đàn, Quỳnh Đàn... Tại Việt Nam, cây Huỳnh Đàn được tìm thấy rải rác ở một số vùng như: Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, cao nguyên Gia Lai, Kon Tum...

Căn cứ vào màu hoa và màu lõi gỗ, người ta chia sưa thành 2 loại là loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng (còn gọi là thàn mát) cho hoa trắng muốt, tỏa hương thơm mát, quả to và đốt không có mùi. Sưa đỏ thân sần sùi hơn sưa trắng, quả kết thành từng chùm và đốt lên có mùi thối nên sưa đỏ còn được gọi là sưa trắc thối.

Một xã ở Việt Nam, nông dân chôn vàng ròng dưới đất, ra ngõ là gặp tỷ phú - Ảnh 1.

Một vườn sưa đỏ của người dan Tuyên Quang. Ảnh: Dân tộc và phát triển.

Cây sưa đỏ thuộc cây gỗ nhóm IA – nhóm gỗ cực kỳ hiếm. Đây cũng là loại gỗ được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục Động thực vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Gỗ sưa có khả năng phát ra năng lượng, mùi thơm. Đặc biệt nếu để càng lâu, gỗ càng có mùi thơm, vân gỗ đẹp, sáng bóng. Thời xưa, gỗ huỳnh đàn dùng để chạm trổ, đóng ngai vàng, chỗ ngồi, tủ, giường… cho các bậc vua chúa.

Do chất gỗ mềm mại, ít co rút, cong vênh, lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hay nâu đen, thớ mịn, không sợ mối mọt nên hiện nay, loại gỗ này thường được dùng làm đồ gỗ, đồ mỹ nghệ và vòng tay gỗ, đồ thờ cúng cho độ bền, tính thẩm mỹ và tuổi thọ sản phẩm cao.

Bên cạnh đó, trong gỗ sưa có lượng dầu lớn, có hương thơm dễ chịu. Mùi hương này giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái, an thân, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn nên việc chiết suất lấy tinh dầu trong gỗ sưa cũng khá phổ biến.

Ngoài các công dụng phố biến trên, trong y học, sưa dùng để làm thuốc giảm đau, cầm máu, nhuận khí, chống huyết áp, giúp hoạt huyết... Còn với đời sống tâm linh, nhiều người mua các sản phẩm làm từ gỗ sưa để thờ cúng cũng như để trừ tà, đem lại may mắn.

Đây là loại gỗ có mức giá đắt đỏ nhất trong số các loại gỗ hiện nay. Tùy thuộc vào tuổi thọ mà mức giá thu mua khác nhau, dao động từ 5 – 15 triệu đồng/kg. Hiện nay, giá cây sưa đỏ 10 tuổi với đường kính từ 20 – 40cm có giá từ 10 triệu đồng/kg.

Một xã ở Việt Nam, nông dân chôn vàng ròng dưới đất, ra ngõ là gặp tỷ phú - Ảnh 2.

Vườn sưa đỏ của ông Nguyễn Trung Sơn. Ảnh: Dân Việt.

Trên địa bàn toàn xã Tiên Du có đến quá nửa số hộ trồng cây gỗ sưa đỏ. Nhà ít có 20 cây, nhà nhiều trồng lên đến 200 - 300 cây sưa đỏ. Cả thảy, có đến hơn 30.000 cây gỗ sưa đỏ, với tuổi đời trung bình hơn 10 năm đang được người dân tại đây trồng. Ngoài bán gỗ sưa, người dân ở đây còn ươm giống sưa đỏ bán cho những vùng xung quanh.

Tại Tiên Du, có nhiều hộ gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ trồng câu sưa đỏ. Trong số đó, phải kể đến gia đình ông Nguyễn Kim Ngọc ở khu 2.

Nhà ông Ngọc là một trong những hộ đầu tiên trồng cây sưa đỏ ở địa phương. Có hơn 20 năm kinh nghiệm trồng sưa đỏ, chia sẻ trên báo Phú Thọ, ông Ngọc cho biết, "cây sưa đỏ vẫn là giống gỗ quý bán theo cân thì khó có loại cây nào theo kịp.

Nếu chỉ trồng như một loại cây lâm nghiệp trong vườn nhà để lấy gỗ thì hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn trồng cây keo, bạch đàn". Ông Ngọc ước tính, thu nhập hàng năm mà sưa đem lại cho gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ trên Dân Việt, ông Nguyễn Trung Sơn - người có vườn sưa thuộc top đầu của Tiên Du cho hay, hiện gia đình ông đang sở hữu hơn 200 cây sưa đỏ tuổi đời trên 15 năm. Ai cũng bảo nhà ông chôn "kho báu" ở ngoài vườn. Giờ thỉnh thoảng chỉ việc "đào" lên 1 ít mà tiêu pha, mua sắm mỗi khi cần.

"Chuyện người làng xây nhà 1 - 2 tỷ đồng là điều bình thường, chưa kể mấy chục chiếc xe hơi sang trọng có trong làng cũng đều mua từ tiền bán gỗ sưa đỏ. Hiện nay, người dân xã Tiên Du không khai thác gỗ sưa đỏ ồ ạt mà chỉ bán tỉa thôi. Cây gỗ sưa càng để lâu năm càng già lõi, giá trị càng cao", ông Sơn hào hứng nói.

Ông Lê Xuân Kết, Chủ tịch UBND xã Tiên Du, huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) cho hay, sưa đỏ là loại cây thoát nghèo cho dân Tiên Du. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 2,1%, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 41,5 triệu đồng/người/năm.

Xem thêm: mth.32350455181301202-uhp-yt-pag-al-ogn-ar-tad-ioud-gnor-gnav-nohc-nad-gnon-man-teiv-o-ax-tom/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một xã ở Việt Nam, nông dân chôn "vàng ròng" dưới đất, ra ngõ là gặp tỷ phú”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools