Động thái này này của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến đồng Lira chỉ còn nhỉnh hơn một chút so với mức thấp kỷ lục, đạt được vào ngày 6/11, một ngày trước khi ông Naci Agbal được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cú tăng của đồng lira trong nhiệm kỳ 4 tháng của ông Agbal cũng đã bị xóa sạch.
Quyết địch sa thải ông Agbal, người đang tìm cách khôi phục uy tín của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng quốc gia này sẽ lại một lần nữa đi vào con đường khiến lãi suất chạm đáy. Các chính sách của ông Agbal nhằm làm tăng tỷ giá đồng tiền để giải quyết tình trạng lạm phát tăng vọt đã giúp đồng Lira trở thành đồng tiền tăng giá tốt nhất trong năm nay. Ngoài ra, nó cũng góp phần mang vốn vào các thị trường của Thổ Nhĩ Kỳ.
Henrik Gullberg của Coex Partners Ltd. cho biết sự lạc quan đã bị thổi bay. Sẽ không còn ai dám đặt cược vào cú tăng của đồng Lira nữa. Thậm chí, đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ có thể quay lại mốc tồi tệ trước khi Agbal được bổ nhiệm.
Cú sập bất ngờ của đồng Lira so với đồng USD.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính và Ngân khố Thổ Nhĩ Kỳ Lutfi Elvan khẳng định rằng nước này vẫn tiếp tục duy trì các chính sách về thị trường và ngoại hối tự do. Các ưu tiên của Chính phủ là ổn định giá cả và các chính sách tài khóa sẽ được thiết kế để giúp Ngân hàng Trung ương có thể kiểm chế được lạm phát.
Timothy Ash, chiến lược gia tại BlueBay Asset Management ở London, cho biết: "Tôi mong đợi sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong ngắn hạn nhằm giữ vững giá trị đồng Lira. Thống đốc mới sẽ có thể sử dụng số tiền dự bị mà vị thống đốc cũ để lại cho việc để ngăn đồng lira lao đốc.
Năm ngoái, các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đã chi hơn 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối của mình để hỗ trợ tiền tệ. Điều đó trở thành cái cớ để phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào ngoại hối dự trữ của đất nước.
Nhà đầu tư nước ngoài thì mua ròng 4,7 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu trong 4 tháng nhiệm kỳ của ông Agbal. Nhà kinh tế Haluk Burumcekci thì cho biết thêm dòn vốn nước ngoài đổ vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này có thể lên tới 14 tỷ USD.
Trong 4 tháng ngắn ngủi, ông Agbal đã loại bỏ các cơ cấu chi tiền phức tạp và cam kết bình ổn giá cả. Tuy nhiên, việc ông này bị sa thải có thể bắt nguồn từ đợt tăng lãi suất lên tới 200 điểm cơ bản vào ngày 18/3, vượt xa mọi dự đoán. Lạm phát là nguyên nhân chính của động thái này.
Người thay thế ông Agbal, Sahap Kavcioglu, đã cam kết sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả để giúp giá cả được ổn định vĩnh viễn.
Với những cú tăng giảm mạnh mẽ, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ khá hấp dẫn với những người muốn lãi khủng. Tuy nhiên, lạm phát phi mã cùng các chính sách lỏng lẻo khiến nó trở thành một trong những đồng tiền biến động mạnh nhất thế giới.