vĐồng tin tức tài chính 365

Khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV: Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ làm được gì?

2021-03-24 08:53
Khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV: Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ làm được gì? - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được đánh giá là người sâu sát với thực tế, rất chịu khó đến với các địa phương, cơ sở trong cả nước. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày 20-3- Ảnh: ĐÔNG HÀ


"Để chính phủ hành động, quyết liệt thì chính phủ đó phải minh bạch. Thủ tướng hay lãnh đạo đưa ra thông điệp gì phải công khai với người dân, làm gì cũng phải nói Chính phủ đang làm, có như vậy người dân mới thấy Chính phủ nói có đi đôi với làm hay không, Chính phủ gắn với người dân, có thật lòng với người dân hay không...

Bộ trưởng MAI TIẾN DŨNG

Bộ trưởng, người phát ngôn của Chính phủ, tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, ông Mai Tiến Dũng nhìn lại những dấu ấn nổi bật trong công tác của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ.

Nhớ lại thời điểm đầu nhiệm kỳ, khi vừa được Quốc hội phê chuẩn làm bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng nhìn nhận khi đó ông có chút hồi hộp, lo lắng bởi trước đó ông là lãnh đạo một địa phương (bí thư Tỉnh ủy Hà Nam) có quy mô nhỏ.

"Lúc đó tôi ví mình như lạch, như ngòi chảy ra sông, ra biển lớn. Mới nhận nhiệm vụ đã cảm nhận được sức ép của con số nợ đọng văn bản lên tới 25,2% (đến nay nhiệm vụ quá hạn chỉ còn 1,8%). Rất may Thủ tướng quyết liệt ngay từ ngày đầu với khẳng định không thể để tình trạng bắn chỉ thiên lên trời, trên bảo dưới không nghe. Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu xây dựng chính phủ liêm chính, hành động và kiến tạo phát triển" - ông Dũng nhớ lại.

Đề cập những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng điều đáng nói đầu tiên là Chính phủ tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; cải cách hành chính đạt nhiều kết quả quan trọng, được đánh giá là một trong những động lực khích lệ đầu tư sản xuất, kinh doanh; xây dựng chính phủ điện tử theo hướng công khai, minh bạch, hiện đại, giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp cũng là bước tiến lớn...

Khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV: Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ làm được gì? - Ảnh 3.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Tạo sức ép cho cải cách, thay đổi

* Lần đầu tiên Thủ tướng lập tổ công tác và giao cho ông làm tổ trưởng. Với nhiệm vụ đốc thúc hành động và gỡ bỏ các rào cản, ông đã gặp những khó khăn gì khi đụng chạm đến các bộ, ngành?

- Đụng chạm thì khó tránh khỏi. Vì tôi cũng là bộ trưởng và khi xuống làm việc với các bộ thì người đứng đầu ở đó cũng là bộ trưởng. Nhưng tôi nghĩ rằng mình thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao, đi nắm bắt tình hình, giải quyết công việc, truyền đạt tinh thần, chỉ thị của Thủ tướng, những việc đó có lợi cho cái chung thì mình làm hết sức, đôi khi có mất lòng thì mình cũng phải chấp nhận.

Ở một số bộ, ngành mặc dù bộ trưởng có tư tưởng không dung túng, mong muốn cải cách và thay đổi, nhưng nội bộ nói cũng khó. Còn khi chúng tôi xuống làm việc thì khách quan, bài bản, trước đó đã lắng nghe ý kiến từ hiệp hội, doanh nghiệp, từ thực tiễn, cập nhật các thông tin báo chí, kiểm tra đánh giá lại qua nhiều kênh, sau đó đưa ra vấn đề có lý, có tình, có dẫn chứng, làm rõ thế nào là gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó tạo sức ép cho bộ ngành phải thay đổi.

Ví dụ, mỗi năm có 12 triệu bộ hồ sơ xuất nhập khẩu, qua rà soát chúng tôi thấy chỉ phát hiện 0,06% hoặc có thời điểm chỉ 0,03% vi phạm. Nhưng quy định thì mỗi bộ hồ sơ vẫn phải nộp hơn 1 triệu đồng lệ phí, rồi quá trình làm thủ tục gây lãng phí thời gian, phiền hà cho doanh nghiệp. Như vậy, đây là khâu cần phải cải cách, phải chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng cắt giảm 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, cắt giảm 6.776/9.926 thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Nhiều thay đổi trong kiểm tra, áp dụng trong phương pháp rủi ro, đánh giá sự tuân thủ doanh nghiệp, từ tiền kiểm sang hậu kiểm, công nhận lẫn nhau. Đó là những thay đổi không dễ dàng, bởi có những mặt hàng nhiều bộ cùng quản lý, thậm chí trong một bộ nhưng nhiều đơn vị cùng muốn quản lý.

Khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV: Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ làm được gì? - Ảnh 4.

Đồ họa: T.ĐẠT

* Vậy đâu là những hạn chế, tồn tại mà bản thân ông thấy tiếc nuối, lẽ ra có thể làm tốt hơn trong nhiệm kỳ vừa qua?

- Tôi hiểu rằng sự kỳ vọng của Quốc hội, của cử tri và nhân dân đối với Chính phủ và với từng bộ, ngành là rất lớn, lớn hơn những gì Chính phủ đạt được. Tốc độ tăng trưởng và mức độ phát triển của chúng ta vẫn ở mức dưới tiềm năng. Còn đó những "điểm nghẽn" đòi hỏi cơ chế, chính sách đột phá hơn, linh động hơn để khơi thông, đặc biệt là để phát huy mọi nguồn lực của đất nước phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đó là môi trường đầu tư vẫn cần tiếp tục cải thiện, vấn đề ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững cần tiếp tục giải quyết. Rồi trong việc thực hiện cải cách, phân cấp chúng ta mong muốn triển khai thật hiệu quả nhưng thực tiễn vẫn còn đùn đẩy, né tránh, còn tình trạng đẩy việc lên Chính phủ và Thủ tướng cho dù đó là trách nhiệm bộ ngành và địa phương.

Hay với những phản ánh của doanh nghiệp và người dân, mình tiếp thu đó nhưng vẫn cần phải rút ngắn thời gian hơn để tháo gỡ khó khăn, giải quyết thủ tục. Đơn cử như thủ tục giao đất, công tác giải phóng mặt bằng, xử lý dự án trong và ngoài nước, nếu chúng ta làm tốt và nhanh hơn thì dư địa tăng trưởng sẽ tốt hơn. Việc huy động nguồn lực kinh tế tư nhân, phát triển công nghiệp phụ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, nên nếu ta vận hành đồng bộ hơn thì quy mô nền kinh tế khác hơn.

Khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV: Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ làm được gì? - Ảnh 5.

Người dân đánh giá mức độ hài lòng công chức tại UBND quận 4, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Đang có tiền đề để phát triển

* Là người tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, gần gũi với Thủ tướng, với ông, đâu là dấu ấn lớn nhất mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để lại sau một nhiệm kỳ đứng đầu Chính phủ?

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một người làm việc không biết mệt mỏi, sâu sát với thực tế, rất chịu khó đến với địa phương, cơ sở. Trong các công việc, chúng tôi luôn tham mưu, giúp việc và có phương án đề xuất với Thủ tướng. 

Mặc dù Thủ tướng có nhiều kênh thông tin để quyết định công việc, nhưng chúng tôi cũng rất mừng là từ những đề xuất, với các căn cứ pháp lý, khoa học thực tiễn, nêu vấn đề thẳng thắn của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng chọn lựa quyết định vấn đề chính xác. 

Ví dụ năm 2020 khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, Văn phòng Chính phủ là cơ quan tham mưu rất trách nhiệm, đưa ra vấn đề thẳng thắn, đưa thông tin công khai, minh bạch, giúp Thủ tướng có những quyết định cuối cùng dứt khoát, chính xác.

Chúng tôi tâm đắc với cách làm việc của Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ rất trách nhiệm, tâm huyết với nhân dân, nói là làm, quyết đoán nhanh, xử lý thông minh nhanh nhạy, thẳng thắn nhưng điều hòa mối quan hệ linh hoạt, khéo léo. Từ việc lớn, việc nhỏ đều có cách nhìn bao quát toàn bộ nhiệm vụ, hay khi giao nhiệm vụ ở lĩnh vực chuyên ngành đều phải được đánh giá khách quan, từ đó đưa ra giải pháp mạnh và yêu cầu thực hiện.

Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ tạo ra tấm gương tốt cho cấp dưới, cả hệ thống chính trị nhìn vào. Điều hành kinh tế - xã hội nếu không chọn ra việc trọng tâm trọng điểm, then chốt mà cứ dàn trải là không ổn, chỉ đạo không quyết liệt thì cũng không ổn. 

Chúng tôi thấy rằng cố gắng của Thủ tướng đã được đền đáp bởi những thành tựu và dấu ấn nổi bật về kinh tế - xã hội trong cả nhiệm kỳ qua.

* Ông kỳ vọng gì về Chính phủ nhiệm kỳ tới?

- Như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay. Công lao, thành tích này là của nhiều nhiệm kỳ, của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đóng góp. Với những thành tích ấn tượng của Chính phủ nhiệm kỳ vừa qua, tôi kỳ vọng rằng sẽ là tiền đề giúp nhiệm kỳ Chính phủ mới rút ra bài học, tiếp tục kế thừa và phát triển.

Những tồn tại, hạn chế được Chính phủ nhiệm kỳ này thể hiện trong báo cáo trình Quốc hội sẽ tiếp tục được Chính phủ mới nghiêm túc xem xét, tiếp tục đổi mới trong chỉ đạo, điều hành mang lại kết quả tốt hơn và hi vọng sẽ có nhiều thay đổi.

122 triệu

Đó là số lượt người truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia (khai trương tháng 12-2019). Trang cũng có 491.000 tài khoản, 44,7 triệu hồ sơ đồng bộ trên trạng thái.

Quốc hội đã ban hành 72 luật

Quốc hội khóa XIV đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật) để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống.

Nhiều đổi mới quan trọng về quy trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được triển khai trong nhiệm kỳ như: không ban hành chương trình cả nhiệm kỳ mà tập trung xây dựng chương trình hằng năm; tách bạch quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo; sau mỗi phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có thông báo kết luận về các nội dung lớn, nội dung còn có các ý kiến khác nhau trong từng dự án, dự thảo...

Chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, nhất là cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn" đã tạo điều kiện để tăng cả về số đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận, cả về nội dung và chất lượng câu hỏi, câu trả lời, tạo không khí sôi nổi, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.

(Theo tài liệu họp báo của tổng thư ký)

Quốc hội bầu và phê chuẩn 25 chức danh lãnh đạoQuốc hội bầu và phê chuẩn 25 chức danh lãnh đạo

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội sẽ dành 7 ngày cho công tác nhân sự, bầu chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ và chủ tịch Quốc hội.

Xem thêm: mth.29803708042301202-ig-coud-mal-uhp-hnihc-auq-auv-yk-meihn-vix-aohk-ioh-couq-iouc-poh-yk-cam-iahk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV: Nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ làm được gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools