vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch nước: Không để bất ngờ, bị động về quốc phòng an ninh

2021-03-24 13:16

Sáng này 24-3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã báo cáo Quốc hội tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước.

Mở đầu báo cáo, Chủ tịch nước Nguyễn phú Trọng cho biết nhiệm kỳ vừa qua diễn ra trong bối cảnh thế giới, khu vực, trong nước có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thiên tai những năm qua đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí

Mặt khác nhiệm kỳ này cũng có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước, hơn nữa bản thân ông làm Tổng Bí thư, kiêm nghiệm thêm nhiều công tác như Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân… nên có phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Chủ tịch nước đã cố gắng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp và nhiệm vụ chính trị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công.

Chủ tịch nước: Không để bất ngờ, bị động về quốc phòng an ninh - ảnh 1
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng báo cáo trước Quốc hội về công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước. Ảnh: QH

Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Từ đầu nhiệm kỳ, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được thực hiện bài bản, đi vào chiều sâu, xử lý sai phạm trên tinh thần không có vùng cấm, tạo sự răn đe cũng như củng cố niềm tin của nhân dân.

Về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong hoạt động đối nội, Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp những ý kiến xác đáng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; hành pháp, tư pháp, làm tâm điểm đoàn kết dân tộc…

Không để bất ngờ trong bất kỳ tình huống nào về quốc phòng, an ninh

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước tham gia chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều đề án, chiến lược quan trọng (Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia…), bảo đảm giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Phối hợp chặt chẽ với các thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh xây dựng, ban hành Quy chế tạm thời về hoạt động của Hội đồng, chương trình nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2016-2021.

“Hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng một số chiến lược có liên quan trực tiếp đến chúng ta, cực kỳ quan trọng, không thể để bất ngờ bị động trong bất kỳ tình hình nào về vấn đề quốc phòng - an ninh. Ở tất cả các hướng, cả phía đông, phía tây - nam, phía bắc, với các nước ở xa, ở gần, nước lớn, nước nhỏ”, Tổng bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay, trên cương vị là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Nhà nước ta đi thăm 19 quốc gia trên thế giới; đón tiếp, hội đàm với 26 đoàn nguyên thủ quốc gia thăm Việt Nam; dự 3 hội nghị quốc tế và chủ trì 11 hội nghị quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam (APEC 2017)…

Toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Phần đánh giá khái quát về nhiệm kỳ công tác, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá, mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân.

Bên cạnh đó, trong công tác và sinh hoạt luôn phấn đấu thể hiện trách nhiệm, gương mẫu, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, khẳng định vị thế của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thừa nhận, vẫn còn một số hạn chế như việc chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Chủ tịch nước quyết định ký kết các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA mang tính hình thức vì không quản lý trực tiếp, ít nắm được cụ thể tình hình quản lý, sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA.

 

 

Xem thêm: lmth.044479-hnin-na-gnohp-couq-ev-gnod-ib-ogn-tab-ed-gnohk-coun-hcit-uhc/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch nước: Không để bất ngờ, bị động về quốc phòng an ninh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools