Ước tính này dựa theo đánh giá của tờ báo Lloyd’s List, cho thấy lưu lượng hàng hóa đi qua kênh đào này theo hướng tây có trị giá khoảng 5,1 tỷ USD mỗi ngày và hướng đông là khoảng 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tạp chí này cho biết đây mới chỉ là ước tính sơ bộ. Theo Lloyd’s List, có khoảng 165 tàu vận chuyển đang chờ để được đi qua, trong khi tính toán của Bloomberg là 185.
Từ ngày 23/3, tuyến đường vận chuyển trên biển đông đúc nhất thế giới chứng kiến cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng, sau khi tàu Ever Given mắc cạn và xoay ngang trên Kênh đào Suez. Hậu quả là hàng trăm tàu trở hàng không thể di chuyển. Cho đến nay, những nỗ lực "cứu" con tàu Ever Given dài 400 mét của tàu kéo, máy đào đều thất bại và hiện đã tạm dừng cho đến sáng ngày hôm nay.
Ảnh từ trên cao tàu Ever Given dài 400m, nặng 20.000 tấn mắc cạn tại Kênh đào Suez.
AP Moller-Maersk A/S, Mediterranean Shipping Co., Ocean Network Express Pte và Yang Ming Marine Transport Corp là các công ty sở hữu các con tàu trong kênh, theo Panjiva – đơn vị theo dõi tin tức toàn cầu của S&P 500, trích dẫn dữ liệu của VesselFinder. Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 50 tàu di chuyển qua tuyến đường này và năm 2019, tàu chở container chiếm khoảng 53% trọng tải trung chuyển.
Arthur Richer – nhà phân tích của Vortexa Senior Freight, ước tính khoảng 13 triệu thùng dầu thô trên 10 tài chở dầu có thể bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn này. Hơn nữa còn có 9 tàu chở các sản phẩm dầu sạch, dầu diesel sinh học đang phải xếp hàng bên ngoài Kênh Suez.
Việc giải cứu con tàu khổng lồ và giải quyết tình trạng tắc nghẽn trong bao lâu sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường toàn cầu. Theo dữ liệu vận chuyển do Bloomberg tổng hợp, khoảng 300 tàu thuyền trên toàn cầu đang bị mắc kẹt ở Kênh đào Suez, chờ đợi để chuyển tuyến hàng hải hoặc báo hiệu đó sẽ là điểm đến tiếp theo.
Tính đến ngày hôm qua, khoảng 40 tàu chở hàng hóa từ nông sản, hàng không như xi măng cho tới dầu mỏ, nhiên liệu và hóa chất, đang ở Kênh đào Suez. Ngoài ra, còn có khoảng 8 tàu chở gia súc, 1 tàu chở nước và hơn 30 tàu hàng hóa khác cũng đang bị mắc kẹt.
Kênh đào Suez dài 190km, rộng 205m và sâu 24m, đi vào hoạt động từ năm 1869. Đây là một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất thế giới với nhiều tàu chở dầu thô, hàng hóa từ Trung Đông vận chuyển sang châu Âu và Bắc Mỹ. Ước tính, khoảng 12% thương mại toàn cầu, gần 10% dầu mỏ vận tải đường biển và 8% khí LNG toàn cầu được vận chuyển quan kênh đào này.