Đại sứ Nga tại Hội đồng Bắc Cực Nikolai Korchunov. Nga sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực gồm 8 nước, trong đó có Mỹ, vào tháng 5-2021 - Ảnh chụp màn hình
Không lâu sau khi ông Korchunov đưa ra bình luận về kênh đào Suez, Bernhard Schulte Shipmanagement - công ty đang giải cứu tàu Ever Given đang mắc cạn ở Suez - thừa nhận nỗ lực đưa con tàu container 224.000 tấn trở lại vùng nước sâu đã thất bại.
"Một nỗ lực nữa được thực hiện vào sáng 26-3 đến giờ đã thất bại", công ty có trụ sở tại Singapore thừa nhận trong một thông cáo tối 26-3. Điều này đồng nghĩa giao thông qua kênh đào Suez, tuyến đường tắt huyết mạch nối châu Á và châu Âu, sẽ tiếp tục bị tắc nghẽn.
Hiện vẫn chưa rõ sẽ mất bao lâu nữa kênh đào này mới được khơi thông trở lại. Một số hãng tàu đã bắt đầu nghĩ đến việc đi vòng qua mũi Hảo vọng ở cực nam châu Phi, chấp nhận kéo dài hải trình thêm ít nhất 2 tuần nữa.
"Sự cố xảy ra ở kênh đào Suez buộc mọi người phải suy nghĩ về sự cần thiết phải đa dạng hóa các tuyến hàng hải chiến lược khi lưu lượng giao thông đường biển ngày càng tăng", Đại sứ Nga Korchunov đặt vấn đề trong cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Interfax.
Theo ông Korchunov, cần phải suy nghĩ về cách quản lý hiệu quả rủi ro giao thông và phát triển các tuyến đường thay thế kênh đào Suez. "Trước hết và quan trọng nhất là Tuyến đường biển phương Bắc. Sức hấp dẫn của tuyến đường này sẽ tăng lên cả trong ngắn hạn và dài hạn. Không có tuyến hàng hải nào có thể thay thế được nó", đại diện Nga tại Hội đồng Bắc cực khẳng định.
Nga đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển Tuyến đường biển phương Bắc, cho phép tàu bè rút ngắn hải trình Á - Âu khoảng 15 ngày so với tuyến đường thông thường qua kênh đào Suez, AFP thông tin thêm.
Đồ họa của tạp chí Economist về Tuyến đường biển phương Bắc (màu đỏ) và tuyến hàng hải hiện tại qua kênh đào Suez (màu xanh)
Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Đại sứ Nga Korchunov đã kêu gọi các nước cùng phát triển hệ thống định vị Bắc cực để thúc đẩy Tuyến đường biển phương Bắc. Trước các ý kiến phản đối cho rằng tuyến hàng hải này sẽ gây hại cho môi trường, ông Korchunov cho rằng sử dụng kênh đào Suez mới gây ô nhiễm nhiều hơn cả.
Ông Korchunov lập luận các tàu đi từ Á sang Âu và ngược lại bằng Tuyến đường biển phương Bắc sẽ tiết kiệm 7-10 ngày so với tàu đi qua kênh đào Suez. Do đó, các tàu trên Tuyến đường biển phương Bắc sẽ ít phát ra khí thải hơn, tạo ra ít tác động nhân tạo hơn những tàu đi qua kênh đào Suez.
Có rất ít tàu bè đang sử dụng Tuyến đường biển phương Bắc vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là thời tiết. Do mặt biển thường xuyên bị đóng băng nên tuyến hàng hải này chỉ có thể được khai thác vào một số tháng ấm nhất định trong năm.
TTO - Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang như ngồi trên lửa sau khi tàu container Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez. Con tàu dài 400m, nặng 224.000 tấn nằm chắn ngang tuyến đường tắt huyết mạch rút ngắn hải trình từ Trung Quốc sang châu Âu.
Xem thêm: mth.31802103262301202-cuc-cab-auq-gnov-id-taux-ed-agn-nehgn-cat-zeus-oad-hnek/nv.ertiout