Chờ tiêm vắc xin COVID-19 tại một trung tâm ở thành phố Melun, gần Paris, Pháp ngày 26-3-2021 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, tính tới ngày 26-3, toàn cầu đã tiêm được hơn 508 triệu liều vắc xin, trong đó đáng kể nhất có 133 triệu liều tại Mỹ và 91 triệu liều tại Ấn Độ.
Bất kể những nỗ lực khẩn trương triển khai chích ngừa, đại dịch vẫn đang tăng tại châu Âu và châu Mỹ Latin. Brazil lúc này đã có hơn 300.000 người chết, trong khi Mexico là 200.000 người.
Theo số liệu cập nhật thời gian thực của trang Worldometers, tới 10h sáng nay 27-3, toàn cầu đã có hơn 126 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 2,7 triệu người đã chết và hơn 102 triệu người đã khỏi bệnh.
Tiến độ triển khai tiêm vắc xin hiện cũng đang rất không đồng đều. Mỹ chiếm hơn 1/4 tổng số những người đã được tiêm toàn cầu. Các nước nghèo đang bị bỏ lại rất xa so với những nước giàu trong lộ trình tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đang chật vật tăng tốc quy mô tiêm chủng trong bối cảnh nguồn cung vắc xin khả dụng hạn chế. Sức ép từ tình hình này cũng khiến nhiều quan chức EU "nổi xung".
Sau một phiên họp thượng đỉnh EU mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói có "một kiểu chiến tranh thế giới mới" và bổ sung: "Chúng tôi đang đặc biệt xem xét các cuộc tấn công của Nga và Trung Quốc, cũng như những ý đồ giành ảnh hưởng thông qua vắc xin".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian sau đó cáo buộc Anh đã "tống tiền" tạo sức ép trong các thỏa thuận vắc xin của họ với EU.
Matxcơva ngay lập tức bác lại cơn giận của ông Macron. Giới chức Nga cho biết họ "hoàn toàn không đồng tình" với những bình luận đó.
Trong một tín hiệu cho thấy sự chia rẽ đang lớn thêm tại châu Âu, chính quyền Đức cho biết họ sẵn sàng dùng vắc xin Sputnik V của Nga nếu vắc xin này được Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) phê chuẩn.
Trước đó, một quan chức cấp cao EU từng tuyên bố EU không cần phải dùng tới vắc xin Sputnik V.
Đức cũng công bố xếp Pháp vào nhóm khu vực nguy cơ cao về dịch bệnh COVID-19. Những người đi lại từ quốc gia này tới Đức phải xuất trình chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 và sẽ phải cách ly y tế bắt buộc khi tới nơi.
Trong diễn biến liên quan, theo thông báo từ Liên Hiệp Quốc, khoảng 180 nước trong 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã cùng cam kết đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng với các vắc xin COVID-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi toàn cầu đóng góp để có 10 triệu liều vắc xin COVID-19, giúp mọi quốc gia đều có thể khởi động tiêm chủng trong 100 ngày đầu tiên của năm 2021.
TTO - Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ngày 25-3 chính thức tuyên bố AstraZeneca sẽ không thể xuất khẩu vắc xin ra ngoài EU tới khi hoàn thành hợp đồng với EU. Quyết định này khiến thế giới lo ngại.
Xem thêm: mth.83025949072301202-91-divoc-nix-cav-meit-coud-ad-ioig-eht-nert-iougn-ueirt-005-noh/nv.ertiout