vĐồng tin tức tài chính 365

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ

2021-03-28 10:13
Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 1.

Một trong số các khách hàng mới nhất của Huawei là trang trại cá tại miền Đông Trung Quốc, có diện tích lớn gấp đôi công viên Central Park ở New York, Mỹ. Trang trại được bao phủ bằng hàng chục ngàn tấm năng lượng mặt trời trang bị biến tần (inverter) Huawei. Chúng có tác dụng che chắn đàn cá khỏi ánh nắng chói chang, đồng thời sản sinh năng lượng.

Cách đó khoảng 600 km về hướng Tây tại tỉnh Sơn Tây, các camera và cảm biến không dây do Huawei cung cấp được đặt sâu trong lòng đất, theo dõi nồng độ oxy và lỗi máy móc nếu có trong mỏ.

Tháng tới, một mẫu xe điện mới toanh sử dụng cảm biến lidar Huawei sẽ ra mắt tại triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc.

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 2.
Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 3.

Từng là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, Huawei hứng chịu hàng loạt lệnh cấm vận từ chính quyền Mỹ, nhằm vào bộ phận tiêu dùng béo bở nhất. Khi chính quyền tân Tổng thống Joe Biden có xu hướng duy trì sức ép lên Huawei, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã dẫn dắt công ty mở rộng danh mục khách hàng doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác như vận tải, sản xuất, nông nghiệp… Huawei là nhà cung cấp biến tần hàng đầu. Ngôi nhà của 190.000 nhân viên đang dựa vào inverter, cùng với dịch vụ đám mây, giải pháp phân tích dữ liệu để sống sót.

Tháng trước, tại buổi khai trương phòng thí nghiệm khai mỏ do Huawei tài trợ, ông Nhậm cho rằng Mỹ không có nhiều khả năng gạt tên công ty ra khỏi danh sách cấm vận thương mại Entity List. "Hiện tại, chúng tôi chỉ có thể nỗ lực hơn và tìm kiếm cơ hội mới".

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 4.

Theo ông Nhậm, các sáng kiến mới có khả năng bù đắp sụt giảm trong bộ phận thiết bị cầm tay "trong hoặc sau năm nay", dù từ chối đưa ra con số cụ thể. 6 tháng đầu năm 2020, bộ phận tiêu dùng mang về 256 tỷ NDT (39 tỷ USD) cho Huawei, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu. Năm ngoái, doanh thu và lợi nhuận cả công ty tăng trưởng nhẹ nhờ các đơn hàng trạm gốc 5G và doanh số smartphone mạnh nửa đầu năm.

Huawei đã khám phá những cơ hội kinh doanh ngoài lĩnh vực viễn thông và smartphone trong nhiều năm, tuy nhiên, tình hình bức thiết hơn sau khi lượng điện thoại xuất xưởng giảm 42% trong ba tháng cuối năm 2020, phần lớn do lệnh cấm của Mỹ khiến công ty không thể mua được bán dẫn đời mới nhất.

Chính quyền Biden đã thông báo về quy định nghiêm khắc hơn đối với một số nhà cung ứng cho Huawei về các giấy phép xuất khẩu trước đây. Theo đó, họ bị cấm bán mặt hàng dùng cho/với thiết bị 5G. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FCC) cũng vừa đưa Huawei vào danh sách những công ty mà thiết bị video, viễn thông tiềm ẩn rủi ro không thể chấp nhận được với an ninh quốc gia.

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 5.
Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 6.

Con chip hiện đại nhất trong biến tần của Huawei được dùng để chuyển đổi điện năng từ các tấm pin năng lượng mặt trời. Nó dựa trên công nghệ 28nm mà các công ty Trung Quốc có đủ năng lực sản xuất. Các linh kiện khác như mô-đun nguồn được chế tạo trên quy trình 90nm hoặc cũ hơn.

Mỗi biến tần có giá hơn 20.000 NDT, đắt hơn điện thoại gập Mate X2 mới ra mắt của Huawei. Công ty dự định ra mắt thêm nhiều inverter điện mặt trời hơn nữa do Bắc Kinh đang thúc đẩy cắt giảm khí thải carbon trong nước thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Tương tự inverter năng lượng mặt trời, chip dùng trong hệ thống ô tô của Huawei cũng không phức tạp như chip dùng trong smartphone và có thể mua từ các nhà cung ứng châu Âu. Điều đó cho phép Huawei tập trung vào ngành xe hơi, chuyển kỹ sư từ các bộ phận khác sang phát triển cảm biến cho xe tự lái và bộ nguồn trên xe điện.

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 7.

Dù phủ nhận kế hoạch ra xe điện mang thương hiệu riêng, Huawei đang hợp tác với một vài nhà sản xuất để thử nghiệm công nghệ tương tác xe – tài xế và xe tự lái. Các tính năng giải trí của hãng có thể tìm thấy trong những mẫu sedan Mercedes-Benz. Công ty cũng bắt tay với các nhà sản xuất xe điện trong nước như BAIC BluePark New Energy Technology để phát triển hệ thống xe thông minh. Mẫu xe đầu tiên ra đời từ quan hệ với Arcfox αS HBT sẽ được giới thiệu tại triển lãm Auto Shanghai 2021 vào tháng 4.

Một sáng kiến khác mang tên 5GtoB, liên quan tới triển khai công nghệ 5G Huawei tại các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe tới chế tạo máy bay. Công ty đã giúp Trung Quốc xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giới, cung ứng hơn một nửa trong số 720.000 trạm gốc đang vận hành trên cả nước. Hiện nay, họ tìm cách sử dụng mạng 5G để giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch Covid-19 tự động hóa dây chuyền nhà máy. Huawei tham gia cùng một số tên tuổi công nghệ khác như Xiaomi, Alibaba hiện đại hóa sản xuất và số hóa các ngành nặng nhọc như khai mỏ.

Theo Chủ tịch luân phiên Ken Hu, Huawei đã ký hơn 1.000 thỏa thuận 5GtoB trong hơn 20 lĩnh vực với sự trợ giúp từ nhà mạng và đối tác. Giáo dục trực tuyến, giải trí, vận tải nằm trong số những mảnh đất Huawei lên kế hoạch khai phá. Tháng 1 năm nay, công ty giao trọng trách mới cho Richard Yu để tăng cường sức mạnh cho bộ phận đám mây và AI.

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 8.

Tại sự kiện tháng trước, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Liu Lie Hong cho biết ứng dụng 5G trong khai mỏ, dịch vụ y tế và sản xuất ngày một rõ rằng hơn. Một số ứng dụng đang được triển khai trên toàn quốc.

Đích thân ông Nhậm dẫn đầu quá trình mở rộng sang khai mỏ. Ông gặp gỡ các quan chức địa phương và thanh tra mỏ than tại tỉnh Sơn Tây. Trả lời trước phóng viên mới đây, tỷ phú chia sẻ: "Hầu hết các công ty công nghệ thông tin không nghĩ tới khai mỏ như một nơi họ có thể tạo đột phá thị trường, song chúng tôi đã làm được". Trung Quốc có khoảng 5.300 mỏ than và 2.700 mỏ quặng. Nếu có thể phục vụ hơn 8.000 mỏ này, Huawei sẽ mở rộng được dịch vụ ra nước ngoài.

Dù Huawei đặt cược vào inverter, giải pháp khai mỏ điện tử, phần mềm xe hơi thông minh, tương lai lâu dài và khả năng tiếp tục triển khai 5G tại Trung Quốc của hãng vẫn chưa chắc chắn. HiSilicon của Huawei từng là nhà thiết kế chip hàng đầu đất nước, chuyên sản xuất chip cao cấp trong smartphone và trạm gốc không dây trước khi bị Washington chặn đường tiếp cận phần mềm thiết kế chip và công ty gia công chip TSMC.

Tại thời điểm này, công ty trấn an khách hàng họ có đủ chip viễn thông để hỗ trợ xây dựng trạm gốc trong năm 2021. Nhưng chưa rõ lượng tồn kho kéo dài trong bao lâu và Huawei còn lựa chọn nào một khi chúng cạn kiệt. Các nhà mạng luôn thận trọng với kế hoạch 5G và có nhiều bất ổn xoay quanh việc Huawei có thể tiếp tục cung ứng thiết bị trong dài hạn không.

Charlie Dai, nhà phân tích chính của hãng nghiên cứu Forrester, nhận định: "Xung đột chính trị tiếp diễn đã phủ bóng lên việc kinh doanh của Huawei và các công ty Trung Quốc khác trong tương lai gần. Đầu tư chiến lược vào các công nghệ mới nổi là chìa khóa để duy trì tăng trưởng bền vững cho Huawei".

Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ - Ảnh 9.

Xem thêm: nhc.26333231082301202-ym-auc-tas-gnohp-nod-auig-taoht-iol-mit-iewauh/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Huawei tìm lối thoát giữa đòn ‘phong sát’ của Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools