vĐồng tin tức tài chính 365

Hiểm họa từ việc thả diều gần đường

2021-03-29 10:23
Hiểm họa từ việc thả diều gần đường - Ảnh 1.

Khu đất trống tại chân cầu Thủ Thiêm (P.Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) có vị trí gần với các tuyến đường lớn, thường ngày có rất đông người dân đến vui chơi thả diều - Ảnh: CHÂU TUẤN

Điều này khiến không ít người đi đường có cảm giác bất an, đặc biệt khi đi qua các khu thả diều gần đường, quốc lộ.

"Bẫy" trên đường

Đơn cử như khu đất trống tại chân cầu Thủ Thiêm (P.Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) mỗi buổi chiều đều có hàng trăm người đến đây vui chơi thả diều. Cách đó không xa là đường Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ... nơi có lượng lớn xe cộ qua lại hằng ngày.

Chiều 21-3, anh Nguyễn Quốc Trực (21 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) chạy xe máy trên đường Nguyễn Cơ Thạch theo hướng từ cầu Thủ Thiêm. Khi đến đoạn giao lộ với đường Lương Định Của thì bất ngờ bị đoạn dây diều (loại dây dù) chắn ngang đường cứa trúng cổ. 

May mắn khi xảy ra vụ việc anh Trực đi chậm nên không bị té xe, tuy nhiên dây diều đã làm tổn thương phần cổ và tay của anh.

Trước đó một ngày, ông Châu (61 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) đang chạy trên đường Điện Biên Phủ (thuộc P.21, Q.Bình Thạnh) thì bị một sợi dây dài (loại bố) cuốn vào cổ, gây hai vết lằn đỏ trên da.

Một trường hợp khác xảy ra vào chiều 14-3, khi đang chạy xe máy về nhà qua ngang đại lộ Vòng Cung (TP Thủ Đức), chị N. (32 tuổi) bị một sợi dây diều rơi vướng ngang vào cổ. 

Do quá bất ngờ, chị N. bị sợi dây diều kéo lê 2m từ sát vỉa hè ra giữa đường xe chạy, may mắn lúc đó đường vắng, không có ôtô chạy ngang. Hậu quả là vết cứa trên cổ chị N. dài khoảng 12cm gây chảy máu, đau rát, khó thở. Do bị ngã xuống đường nên chị còn bị bong gân, chân tay có nhiều vết trầy xước.

Bác sĩ Bùi Mạnh Hùng, khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, cho biết hiện nay dây diều chủ yếu làm bằng chất liệu vải hoặc dây cước. Nhiều loại diều được thiết kế bay cao, dây có thể làm bằng cước bọc kim loại rất khó đứt. Chính vì vậy rất dễ dẫn tới bị tổn thương cho người đi đường nếu không may vướng phải.

Khi dây diều cứa trúng cổ có thể gây rất nhiều hậu quả, nhẹ thì trầy xước, phỏng, nặng có thể dẫn tới đứt thanh quản, thậm chí đứt động mạch cảnh dẫn đến tử vong. Đối với các vết thương ở vùng cổ, da liền nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhưng khi lành vết thương còn để lại sẹo, thậm chí có người bị sẹo suốt đời.

Trò giải trí khó cấm

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Kiên - chủ tịch UBND P.Thủ Thiêm, TP Thủ Đức - cho biết UBND phường đã nghe phản ảnh về những trường hợp người đi đường bị dây diều vướng, cứa cổ. 

Những trường hợp này xảy ra gần bãi thả diều ngay chân cầu Thủ Thiêm, thuộc khu vực và các đoạn đường nằm trong dự án đang thi công, chưa bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.

Hiện nay chưa có quy định liên quan đến việc cấm thả diều gần các tuyến đường giao thông mà chủ yếu cấm thả diều trong phạm vi hành lang an toàn lưới điện. 

Vì vậy, giải pháp cho chuyện này chủ yếu kêu gọi ý thức người dân, đặc biệt người thả diều, mỗi khi diều bị đứt dây cần tìm để thu hồi, tránh trường hợp dây diều vô tình bay vướng vào cây xanh tạo thành "bẫy" trên đường mà người đi qua khó nhìn thấy, không nên thả diều gần trục đường giao thông, gần đường dây điện.

Cũng theo đại diện P.Thủ Thiêm, thả diều là hoạt động giải trí của người dân nên không thể cấm được. Tuy nhiên vì tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, vừa rồi phường có ra kế hoạch lập lại trật tự lòng lề đường. 

Những trường hợp bán hàng rong hay thả diều lấn chiếm lòng lề đường thì phường sẽ tịch thu hoặc có thể dùng kéo cắt luôn dây diều. Hiện tại phường sẽ tăng cường ra quân kiểm tra, nhắc nhở người dân là chủ yếu.

Không được thả diều dưới đường dây điện

Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết thường xuyên tuyên truyền, cắm các biển cảnh báo "Chú ý! Phía trên có điện cao áp nguy hiểm chết người, khu vực không thả diều" tại các khu vực thường xuyên có người tụ tập thả diều trong, gần hành lang an toàn đường dây điện cao áp...

Ngoài cảnh báo trên, ngành điện cũng đề nghị người dân không tự ý leo lên cột điện, không sử dụng cây/thanh kim loại để lấy hoặc tháo gỡ diều bị vướng vì có khả năng không đảm bảo khoảng cách an toàn gây phóng điện có thể dẫn đến tai nạn cho người hoặc sự cố lưới điện. Việc này sẽ do nhân viên có chuyên môn ngành điện thực hiện.

Theo nghị định 134/2013/NÐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: "Phạt tiền từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng đối với hành vi thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện".

Ngoài ra, căn cứ vào Bộ luật dân sự hiện hành, người vi phạm còn có trách nhiệm bồi thường những hư hỏng, thiệt hại do hành vi của mình gây nên.

(LÊ PHAN - MINH HÒA)

Người dân vô tư chui rào chắn tụ tập thả diềuNgười dân vô tư chui rào chắn tụ tập thả diều

TTO - Đang trong thời gian cách ly xã hội, Chính phủ kêu gọi mọi người hạn chế ra đường khi không thật cần thiết nhưng nhiều người dân vẫn vô tư chui rào chắn để tụ tập thả diều, cùng nhau ăn uống.

Xem thêm: mth.2170011282301202-gnoud-nag-ueid-aht-ceiv-ut-aoh-meih/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiểm họa từ việc thả diều gần đường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools