Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un - Ảnh: AFP, KCNA
Theo Hãng tin Reuters, ngày 29-3, khi được hỏi liệu cách tiếp cận ngoại giao của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Triều Tiên sẽ bao gồm việc "ngồi cùng Chủ tịch Kim Jong Un" như cựu tổng thống Donald Trump đã làm hay không, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đáp: "Tôi nghĩ cách tiếp cận của ông Biden sẽ khá khác và điều đó (gặp ông Kim) không phải là ý định của ông ấy".
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Biden đang có cuộc đánh giá chính sách về Triều Tiên và dự kiến hoàn tất trong những tuần tới.
Tuần trước, tình hình bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt khi Bình Nhưỡng phóng loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật mới. Động thái này đã khiến Washington yêu cầu ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc họp, với kết quả là chỉ trích vụ phóng.
Hôm 25-3, Tổng thống Biden cho biết Mỹ vẫn để ngỏ biện pháp ngoại giao với Triều Tiên bất chấp vụ phóng tên lửa mới nhất, nhưng cảnh báo "sẽ có các phản ứng nếu họ chọn con đường leo thang".
Bán đảo Triều Tiên từng căng như dây đàn năm 2017, khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử vũ khí lớn nhất lúc đó và Mỹ - Triều “khẩu chiến” dữ dội. Tình hình đã cải thiện sau đó khi ông Trump có 3 cuộc gặp lịch sử với ông Kim Jong Un.
Tuy nhiên, sau hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim tháng 2-2019 ở Hà Nội, các cuộc đàm phán giữa hai bên rơi vào bế tắc. Triều Tiên yêu cầu Mỹ phải từ bỏ các chính sách "thù địch", trong khi Washington vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt với Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc kêu gọi Nga giúp
Hôm 29-3, Hàn Quốc đã kêu gọi Nga hỗ trợ và hợp tác tích cực để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo Hãng tin Yonhap.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Park Jae Min đã đưa ra lời kêu gọi này trong đối thoại chiến lược với người đồng cấp Nga Alexander Fomin ở Seoul, Hàn Quốc.
Ông Alexander Fomin cho biết Nga sẽ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
TTO - Bình Nhưỡng hôm 27-3 đáp trả việc Washington lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của nước này, cho rằng các bình luận như vậy là “khiêu khích”, “xâm phạm quyền tự vệ của Triều Tiên” và rằng chính quyền mới đã có “bước đi đầu tiên sai lầm”.
Xem thêm: mth.48522609003301202-nu-gnoj-mik-gno-pag-hnid-y-oc-gnohk-nedib-gno/nv.ertiout