Liên quan đến thời gian vừa qua trên địa bàn TP. HCM thường xuyên xảy ra những vụ cháy thương tâm xảy ra tại các khu dân cư làm nhiều người chết. Mới đây, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, PC07), Công an TP.HCM đã có những hướng dẫn tới người dân để phòng cháy cháy nổ tại nhà.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH trong năm 2020, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 269 vụ cháy làm chết 11 người, bị thương 22 người.
Số liệu thống kê cho thấy tình hình cháy, nổ ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù thiệt hại về tài sản khi cháy không lớn, tuy nhiên mức độ thiệt hại về người là hết sức nghiêm trọng.
Từ tình hình trên, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đưa ra một số khuyến cáo để phòng chống cháy nổ tại nhà riêng.
Các thói quen cần có trong gia đình
Để luôn chủ động phòng chống cháy nổ, PC07 khuyên người dân trong sinh hoạt gia đình nên tạo các thói quen cần có, chẳng hạn như:
- Trang bị bình phòng cháy chữa cháy cho gia đình; Trang bị các phương tiện thoát hiểm riêng như thang dây, mặt nạ phòng độc.
- Sử dụng các loại cửa đóng mở được để dễ dàng thoát hiểm; thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị điện, các vật dụng dễ cháy phải để xa ổ điện ít nhất 0,5m.
- Mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất một bình chữa cháy và sử dụng thành thạo bình chữa cháy.
- Chìa khoá nhà phải được đặt ở vị trí cố định và tô màu chìa khoá để dễ nhận biết trong trường hợp khẩn cấp.
- Luôn để lối đi thông thoáng, dễ dàng thoát hiểm. Nếu không thể tìm đường ra lối thoát hiểm, hãy ra ban công hô to hoặc dùng đồ vật sáng màu báo hiệu. Khi xảy ra hoả hoạn dùng khăn ướt che kín miệng mũi nếu phải băng qua khói. Vì khói luôn bốc lên cao nên cúi thật thấp để tránh hít hí độc.
Chú ý ngăn ngừa cháy nổ từ khu bếp
Đặc biệt đối với nhà riêng, khu vực bếp là khu vực cần quan tâm đặc biệt về vấn đề cháy nổ. Cháy do nấu nướng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong những hộ gia đình. Để ngăn ngừa cháy nổ từ khu bếp cần thực hiện các biện pháp sau:
- Luôn trông chừng món ăn đang nấu trong bếp: Không nên rời bếp khi đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài hãy tắt bếp và nhấc nồi, chảo xuống.
- Chú ý những đồi vật quanh bếp lò: Để những thứ dễ cháy cách xa bếp và phải cẩn thận khi dùng khăn nhấc rồi ra khỏi bếp đang cháy.
- Đặt bình cứu hoả trong hoặc gần phòng bếp: Bình cứu hoả sẽ là dụng cụ cần thiết giúp bạn dập tắt lửa kịp thời.
- Thay dây ga thường xuyên hoặc bao bọc bởi sợi dây inox. Kiểm tra khoá van mỗi lần thay ga.
- Chuẩn bị đối phó với đám cháy: Dù không muốn có đám cháy xảy ra nhưng mọi người cũng cần lập kế hoạch xử lý tình huống, để phòng tình huống cháy xảy ra.
- Có kế hoạch thoát hỏi đám cháy: Thảo luận với các thành viên trong gia đình về kế hoạch thoát khỏi đám cháy, bao gồm việc thoát ra khỏi nhà và tập trung tại một địa điểm nào đó.
- Ghi nhớ nguyên tắc "Dừng lại, nằm xuống và lăn": Trong trường hợp bị lửa bắt vào người bạn hãy làm theo nguyên tắc "Dừng lại, nằm xuống và lăn" nhàm dập lửa trên người một cách nhanh chóng và hiệu quả.