Nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt, cá, hải sản, rau xanh... vẫn được giảm giá tại hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Giá xăng tăng cao, kéo theo chi phí vật tư và nguyên liệu đầu vào tăng, khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp áp lực không nhỏ. Đầu tháng 4-2022, các mặt hàng thiết yếu của nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá của TP.HCM bắt đầu áp dụng giá mới.
Phương án tiết kiệm của gia đình mình là đặt mua thực phẩm từ quê (Bình Định) gửi vào như gạo, mắm nêm, cá... để được giá tốt. Đồng thời, hai vợ chồng cũng thường xuyên tích lũy voucher, tới các siêu thị gần nhà để mua hàng khuyến mãi, tiết kiệm được khoản be bé hằng tháng.
Chị Nguyễn Thị Thu (quận Bình Thạnh)
Người mua áp lực
Dù nhịp sống tại TP.HCM đã quay trở lại nhưng tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nên chị Nguyễn Thị Thu (quận Bình Thạnh, nhân viên công ty du lịch) chỉ nhận được 70% lương. Tổng thu nhập của hai vợ chồng gom góp lại được hơn 20 triệu đồng, song lại phải chi nhiều khoản như trả tiền thuê nhà, tã sữa cho con, gửi tiền về quê cho bố mẹ, chưa kể tiền sinh hoạt, ăn uống hằng ngày.
Chị Thu tâm sự, đồng tiền kiếm được ít hơn, nhưng nhiều mặt hàng đắt hơn trước, hai vợ chồng ngồi ăn cơm và bàn tính, cố gắng ăn uống chi tiêu tiết kiệm, tạm thời khổ chút nhưng phải dành ít tiền phòng thân để lo cho con.
Rời quê Đắk Lắk để vào TP.HCM làm bảo vệ, mỗi tháng chỉ kiếm được 6 triệu đồng, trong khi sức khỏe suy yếu, nỗi lo cơm áo gạo tiền bủa vây chú Nguyễn Thanh Hải (57 tuổi) từng ngày: "Ở quê giờ không biết làm gì ra tiền, nên tui phải lủi thủi vào thành phố một mình.
Nhiều khi mệt mỏi nhưng cũng ráng dậy sớm nấu cơm mang theo, bữa nào mệt quá thì đem theo mấy gói mì để ăn lúc đói. Chứ bây giờ ăn cơm quán thì đắt. Ổ bánh mì nay tăng lên 20.000 đồng rồi, lúc trước 15.000 đồng đã có ổ đầy thịt", chú Hải nói.
Tuổi cao sức yếu, không có nhiều cơ hội trong công việc, nên ngoài làm bảo vệ, chú Hải cũng hay nhặt nhạnh các vỏ lon nước ngọt của ai đó bỏ bên đường để mang về bán.
Có thể thấy, dù từ ngày 1-2 thuế VAT đã giảm từ 10% xuống 8% ở nhiều mặt hàng, nhưng áp lực giá leo thang vẫn đè nặng lên không ít người tiêu dùng, đặc biệt là những lao động nghèo, gia đình đông con.
Người bán "không gồng nổi"
Trong khi đó, ở phía các doanh nghiệp cũng không dễ dàng. Mới đây, Sở Tài chính TP.HCM vừa có cuộc họp với nhiều doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường. Tại đây, nhiều chủ doanh nghiệp cho biết trong thời gian qua, khi giá xăng dầu tăng cao, kéo theo chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng, chưa kể dịch bệnh làm ảnh hưởng doanh thu, nhưng để chia sẻ với người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên doanh nghiệp vẫn ráng gồng gánh và giữ giá ổn định.
Dù đã nỗ lực, nhưng hiện nay chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đã tăng lên tới 20 - 30%, gây áp lực lớn. Vì vậy, nhiều chủ doanh nghiệp cho biết không gồng nổi nữa, nên mong muốn được tăng giá thịt gia súc 2 - 3%, thịt gia cầm 6 - 12%, trứng gia cầm 6 - 8%. Như vậy, mức đề xuất tăng giá mới vẫn thấp hơn mức tăng của chi phí đầu vào.
Siêu thị nỗ lực kềm giá
Là đơn vị quản lý hơn 100 siêu thị và đại siêu thị trên toàn quốc, đại diện Saigon Co.op cho biết đã nhanh chóng làm việc với nhà cung cấp để giữ giá nhằm chia sẻ áp lực với người tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Theo đó, nhiều mặt hàng thiết yếu được bán tại các hệ thống thuộc Saigon Co.op vẫn được áp dụng giá tốt.
Trong đó, các mặt hàng thực phẩm tươi sống thịt, cá, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây, thực phẩm sơ chế có mức giảm giá tốt từ 15 - 20% bao gồm: cá và thủy hải sản (mình cá thu, cá lóc đen làm sạch, cá diêu hồng sống, đầu cá hồi đông lạnh, thịt hàu sữa gói, tôm thẻ, cá trê không đầu, cá bạc má, cá thát lát nạo, cá cam đông lạnh), thịt các loại (đùi bò Úc cắt mỏng, ba chỉ bò Mỹ, bắp bò Úc cắt mỏng, đùi bò Úc), thực phẩm sơ chế và nấu chín (bí đao dồn thịt, khổ qua dồn thịt, tôm ram thịt, cánh gà chiên, cơm cháy gà sấy lá chanh), rau củ quả (bí đỏ tròn, khoai mỡ, củ dền, cải xậy, cải caron, mướp hương, bí đỏ giống Mỹ, bí ngòi xanh).
Mức giảm giá trên đã được áp dụng cho nhiều mặt hàng trái cây (quýt đường, nho xanh không hạt Nam Phi, lê Hàn Quốc, đu đủ vàng, dưa hấu không hạt, thơm trái còn vỏ, táo bi đỏ Pháp, táo Rockit ống 4 trái). Đặc biệt, chương trình khuyến mãi táo đỏ Mỹ với giá chỉ 77.500 đồng/kg với sản lượng dự kiến là hơn 20 tấn.
Thêm vào đó, các mặt hàng thực phẩm công nghệ nằm trong danh mục nhu yếu phẩm gồm gạo, đường, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, nước tương... giảm giá mạnh từ 30 - 50% nằm trong chương trình "Mừng đại lễ - Chơi lớn giảm to" áp dụng từ ngày 31-3 đến 13-4 gồm: gạo thơm ST24 Neptune 5kg còn 155.000 đồng/túi, gạo lứt ST25 Simply 1kg còn 37.000 đồng/túi, bún tươi gạo đặc sản G.Mama 270g còn 22.500 đồng/gói, miến tươi Thái Lan Fountain 400g còn 17.500 đồng/gói, mì spaghetti N5 Olivoila 500g còn 39.500 đồng/gói, nui xoắn cao cấp Meizan 300g còn 17.500 đồng/gói...
Ngoài ra, các sản phẩm mới như dầu nành Simply 1L còn 57.900 đồng/chai, nước mắm Liên Thành nhãn ngọc 40N chai thủy tinh 600ml còn 89.200 đồng/chai, nước mắm truyền thống Cana 45N chai thủy tinh 500ml còn 99.000 đồng/chai, hạt nêm Neptune 4in1 vị heo 380g còn 21.900 đồng/gói, nước tương Nam Dương đậm đặc chai 280ml còn 9.400 đồng/chai, nước mắm Nam Ngư nhãn vàng 14g/l 650ml còn 40.900 đồng/chai, hạt nêm Aji-ngon nấm và hạt sen 200g còn 17.500 đồng/gói, nước mắm cá cơm Thuận Phát 40N chai thủy tinh 610ml còn 63.700 đồng tặng kèm 1 chai nước mắm 150ml trị giá 22.000 đồng, bột ngọt Vedan 400g còn 24.800 đồng/gói, nước gia vị cô đặc Maggi 350g còn 21.000 đồng/chai.
Hàng nhãn riêng Co.op: An tâm chất lượng - Đa dạng lựa chọn
Người dân mua sắm tại siêu thị thuộc hệ thống Saigon Co.op không chỉ được ưu đãi về giá mà còn an tâm về chất lượng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhiều năm nay, hàng nhãn riêng Co.op đã được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn do giá cả hợp lý, thường xuyên áp dụng chương trình khuyến mãi, đa dạng sản phẩm và mẫu mã, đồng thời an tâm về chất lượng.
Từ nay đến 14-4, các hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra trên toàn quốc sẽ triển khai chương trình giảm giá với hàng loạt hàng nhãn riêng. Trong đó gạo thơm ST25 Co.op Finest 7kg giảm còn 199.000 đồng/bịch, đường tinh luyện RE Co.op Select 2kg còn 50.500 đồng/gói, nước chấm cá cơm siêu tiết kiệm Co.op Happy 5L còn 63.500 đồng/chai, dầu nành Co.op Select 5L còn 225.000 đồng/bình, cải ngọt/cải xanh/cải thìa Đà Lạt Co.op Select 450g còn 14.500 đồng/gói, trứng gà lòng đỏ đậm Co.op Select size L 12 trứng 29.500 đồng/hộp, cà chua Beef Đà Lạt Co.op Select còn 36.500 đồng/kg, nấm mỡ trắng Co.op Select Finest 200g còn 39.900 đồng/vỉ, quýt đường Co.op Select loại 1 túi lưới còn 54.900 đồng/kg.
TTO - Vụ mùa năm nay lại tái diễn tình trạng ùn ứ hàng hóa ở cửa khẩu, dẫn đến rớt giá một số loại nông sản đang vào mùa, trong đó có mặt hàng dưa hấu đỏ của nông dân Kon Tum, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân chuyên trồng dưa hấu.
Xem thêm: mth.67864950213302202-uey-teiht-gnah-tam-aig-mek-cul-on-iht-ueis/nv.ertiout