Phó chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ chia sẻ tại họp báo - Ảnh: HÀ QUÂN
Theo đó, họp báo về hội nghị quán triệt, triển khai nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, hưởng ứng thực hiện bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam, nghị quyết Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam diễn ra ngày 7-4 tới.
Tại họp báo, ông Phạm Hữu Văn - phó ban chăm sóc Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - cho hay người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hay trợ cấp xã hội hằng tháng nhận ít nhất 360.000 đồng/tháng.
Mức này tăng 4 lần so với thời điểm năm 2010 (chuẩn 90.000 đồng). Người cao tuổi từ 75-80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn cũng được nhận chuẩn thấp nhất 360.000 đồng/tháng.
Theo ông Văn, Hội Người cao tuổi Việt Nam đang xây dựng 1-3 mô hình chăm sóc, phát huy tiềm năng của người cao tuổi. Mô hình sẽ tiếp nhận người cao tuổi không nơi nương tựa, sức khỏe yếu kết hợp mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau. Ví dụ Bình Dương sẽ dành 6ha cho mô hình này.
Hội kỳ vọng thời gian tới người cao tuổi không có phúc lợi xã hội, nhất là ở vùng khó khăn, sẽ hưởng trợ cấp ngay từ 70, 75 tuổi. Việc này sẽ được bàn thảo khi sửa đổi Luật người cao tuổi (năm 2024).
Ông Phạm Hữu Văn - phó ban chăm sóc Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - kỳ vọng chuẩn trợ cấp cho người không nơi nương tựa, khó khăn tăng gấp 2, gấp 3 hiện nay nếu điều kiện kinh tế - xã hội cho phép - Ảnh: HÀ QUÂN
Theo ông Trương Xuân Cừ - phó chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, nước ta có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự kiến đến năm 2030, có 17 triệu người cao tuổi, năm 2050 là 25 triệu người cao tuổi.
Ông Cừ cho rằng người trẻ, lao động tự do cần chủ động đóng bảo hiểm xã hội từ sớm để có chế độ khi về hưu, hoặc nâng cao sức khỏe từ khi còn trẻ như sau 2 tiếng làm việc nên dành 1-2 phút vận động. Bởi khoảng 95% người cao tuổi Việt Nam có bệnh nền, trung bình có 2,9 bệnh/người.
Theo ông Cừ, bảo hiểm y tế hiện phủ tới 95% người cao tuổi, còn 5% thì kiến nghị địa phương hỗ trợ. Tuy nhiên, trong số 5% đó có nhiều người cao tuổi có thu nhập cao, chấp nhận chữa bệnh chi phí cao, mua bảo hiểm y tế ở nước ngoài.
Cũng theo ông Cừ, Luật phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi (dự kiến thông qua trong năm 2022) sẽ nâng cao vai trò người cao tuổi trong phòng chống bạo lực, bảo vệ quyền lợi trẻ em, phụ nữ tại cơ sở, nhất là có 600.000 người cao tuổi đang tham gia công tác dân cư, tổ dân phố.
Ông Trương Xuân Cừ cho biết thêm: “Các tổ dân cư sẽ rà soát gia đình có nguy cơ bạo lực với trẻ em, người già. Từ đó, thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, có dấu hiệu là trực tiếp đến hòa giải. Mời cấp ủy, chính quyền, cơ quan pháp luật, cơ quan công an… giải quyết. Vì bạo lực có thể khiến trẻ em, phụ nữ, người già mất ngay trong đêm”.
Tại họp báo, vị lãnh đạo Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam nhấn mạnh nghị quyết Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tập trung nâng cao công tác chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa; nhân rộng mô hình liên thế hệ tự giúp nhau; người cao tuổi tích cực tham gia bảo vệ biên giới, hải đảo, phòng chống tệ nạn xã hội…
TTO - ‘Có tới 60% người cao tuổi đang tham gia các hoạt động sản xuất với khoảng 7 triệu người, sự vào cuộc của người cao tuổi trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường là rất quan trọng’.
Xem thêm: mth.78922521110402202-nal-4-pag-gnat-iout-oac-iougn-pac-ort-man-01/nv.ertiout