vĐồng tin tức tài chính 365

“Ông lớn” ngành hàng hải VIMC muốn tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng

2022-04-03 11:13

Ngày 20/4 tới đây, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC - UpCOM: MVN) sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên. Tài liệu đại hội đã được công bố.

Lên kế hoạch kinh doanh 2022 đi lùi

VIMC ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2021 đạt 14.300 tỷ đồng, tăng 29% so với 2020 và vượt 32% kế hoạch năm; lãi trước thuế 3.640 tỷ đồng, gấp 7 lần và vượt 286% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 3.189 tỷ đồng, gấp 16 lần năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

Dù lãi lớn, MVN dự kiến sẽ không thực hiện phân phối lợi nhuận năm 2021 của VIMC do bù đắp lỗ của năm 2020 và còn lỗ lũy kế đến thời điểm 31/12/2021 vẫn còn gần 887 tỷ đồng.

HĐQT trình phương án kinh doanh năm 2022 với doanh thu hợp nhất đạt 12.511 tỷ đồng, giảm 12,5% và lợi nhuận trước thuế 2.518 tỷ đồng, giảm 31% so với thực hiện 2021. Với công ty mẹ, doanh thu mục tiêu giảm 8% xuống 1.691 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 4% lên 240 tỷ đồng.

VIMC dự kiến lợi nhuận của khối vận tải biển và dịch vụ hàng hải đều có sự tăng trưởng so với thực hiện năm trước.  Tuy nhiên, lợi nhuận khối cảng biển sẽ giảm mạnh do trong năm 2021, lợi nhuận hợp nhất Cảng Sài Gòn ghi nhận khoản bất thường khoảng 484 tỷ đồng từ khoản cơ cấu khoản nợ vay của SP-PSA. Đồng thời, lợi nhuận Cảng Quy Nhơn trong năm 2022 cũng có khả năng giảm 220 tỷ đồng do không còn mặt hàng thiết bị điện gió.

Thành lập công ty vận tải container 

Ban lãnh đạo VIMC nhận định, nền kinh tế thế giới năm nay dự báo còn nhiều yếu tố bất ổn do dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh, xung đột Nga – Ukraine diễn biến căng thẳng. Giá nhiên liệu đã tăng rất mạnh theo giá dầu thô, đặc biệt là sau xung đột Nga – Ukraine diễn ra.

Hiện, nguồn cung nhiên liệu có hàm lượng sulfur thấp (VLSFO) trên toàn cầu đang bị thắt chặt, đặc biệt là châu Á. Trong trường hợp xung đột tiếp tục kéo dài, giá VLSFO trong năm có thể vượt mức 1.000 USD/tấn. Với Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo tiếp tục khởi sắc khi các hiệp định thương mại tự do dần được thực thi toàn diện hơn như CPTPP, EVFTA, RCEP…

Về hoạt động đầu tư, VIMC sẽ đầu tư vỏ container để thay thế vỏ cũ đã thanh lý, bổ sung thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Cụ thể, kế hoạch đầu tư vỏ container với số lượng dự kiến là 500 vỏ container mới loại 40’HC, 500 vỏ container mới loại 20DC. Tổng mức đầu tư của dự án là 6,3 triệu USD (tương đương 146,8 tỷ đồng), dự kiến thực hiện quý III/2022.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư 2 tàu container 1.700 - 2.200 TEU, tổng mức đầu tư  1.160 tỷ đồng; kế hoạch giải ngân năm 2022 khoảng 116 tỷ đồng, bao gồm các chi phí chuẩn bị đầu tư, giám định, đặt cọc,...

Hồ sơ doanh nghiệp - “Ông lớn” ngành hàng hải VIMC muốn tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng

Năm 2022, VIMC sẽ phát triển đội tàu container, tăng cường năng lực thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp cảng biển, dịch vụ logistics.

Ban lãnh đạo VIMC cho biết, chưa có doanh nghiệp nào khai thác đội tàu container chuyên nghiệp nên sẽ thành lập Công ty Cổ phần Vận tải container VIMC để bắt kịp xu hướng container hóa trong vận tải biển trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Công ty Cổ phần Vận tải container VIMC có vốn điều lệ khi thành lập 2.041 tỷ đồng, VIMC nắm 51% vốn.

Hiện VIMC đang phát triển dịch vụ vận tải container tại Công ty Vận tải biển VIMC, quản lý khai thác 2 tàu container và đại lý khai thác 3 tàu container của doanh nghiệp khác. Khi thành lập công ty mới, VIMC sẽ góp bằng vốn 2 tàu container đang sở hữu.

"Việc VIMC phát triển đội tàu container sẽ góp phần nâng cao năng lực đội tàu container của Việt Nam để lấp đầy khoảng trống trong thị trường vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh tình trạng các hãng tàu nước ngoài tăng giá cước một cách bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ hàng và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước", VIMC cho hay.

Phát hành 100 triệu cổ phiếu để tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, VIMC dự kiến đầu tư cho cả 3 lĩnh vực chính vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải với tổng mức đầu tư 25.000 tỷ đồng đến 2030. HĐQT xét thấy cần tăng vốn cho các kế hoạch đầu tư.

Nhà nước đang sở hữu đến 99,5% vốn tại tổng công ty và đơn vị vẫn đang còn lỗ lũy kế nên không thể chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu hay chào bán ra công chúng. Do vậy, HĐQT trình phương án phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Số cổ phiếu trong lần chào bán này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Tổng giá trị chào bán theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của VIMC sẽ tăng từ mức 12.006 tỷ đồng lên 13.006 tỷ đồng.

“Việc tăng vốn điều lệ của VIMC giai đoạn này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của VIMC, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển tại phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty”, VIMC cho hay.

Tại thời điểm 31/12/2021, VIMC có tổng tài sản hơn 13.886 tỷ đồng, trong đó, tài sản của VIMC chủ yếu tập trung ở tài sản cố định (đội tàu) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn (12.017 tỷ đồng). Tổng nguồn vốn ở mức 13.886 tỷ đồng, trong đó, nợ phải trả là 2.767 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 11.119 tỷ đồng.

Trong năm nay, VIMC tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn nhiều đơn vị như Vosco, Vinaship, Vitranschart…

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DNNN ngày 24/3 vừa qua, ông Lê Anh Sơn - Chủ tịch HĐQT VIMC khẳng định, việc hình thành một trung tâm dịch vụ logistics quy mô lớn dự kiến mang lại những tác động tích cực, lan tỏa, tạo điều kiện phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, tài chính, các loại dịch vụ hàng hải...

Hướng đến mục tiêu tận dụng tốt thời cơ hội tụ đầy đủ các điều kiện cần và đủ để phát triển dịch vụ trung chuyển container quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia, địa phương và hiệu quả cho doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT VIMC đã đề xuất với Chính phủ được chỉ định thầu cho siêu dự án Cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ.

Ngoài ra, VIMC cho rằng cần cập nhật, bổ sung dự án nói trên vào các quy hoạch, trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo dự án triển khai phù hợp với các quy hoạch có liên quan.

Xem thêm: lmth.359745a-gnod-yt-00031-nel-nov-gnat-noum-cmiv-iah-gnah-hnagn-nol-gno/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Ông lớn” ngành hàng hải VIMC muốn tăng vốn lên 13.000 tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools