vĐồng tin tức tài chính 365

Nghe lại Odessa thành phố trên biển Đen

2022-04-03 12:23
Nghe lại Odessa thành phố trên biển Đen - Ảnh 1.

Bee Gees năm 1969 - năm ra mắt LP Odessa - Ảnh: Magnet

1. Hơn 50 năm, vẫn còn nhớ như in những cảm xúc khi nghe album này năm đó ở Đà Lạt: man mác buồn khi nghe ca khúc chủ đề của album, có cái tên rất ấn tượng: Odessa, City On The Black Sea (Odessa, thành phố trên biển Đen), càng buồn hơn khi nghe Thất hải khúc (Seven Seas Symphony), trước khi phấn chấn trở lại với mẩu hành khúc With All Nations International Anthem (Cùng với tất cả các dân tộc: quốc tế ca).

Gọi album này là "hương xa" do lẽ ở những thập niên đó, thành phố Odessa thuộc về một thế giới khác với thế giới của anh em nhà Bee Gees cùng những người nghe nhạc của họ. 

Đó còn là do Odessa là một thành phố trên biển Đen song kiến trúc lại đậm sắc màu Địa Trung Hải, mang dáng dấp Pháp và Ý nhiều hơn, nhất là khi hầu hết những dinh thự cổ xây hồi thế kỷ 18 và 19 vẫn còn đó không bị hủy diệt trong Thế chiến thứ nhì và Odessa vẫn còn cái duyên dáng của "ngày hôm qua" cùng cái danh xưng "Hòn ngọc biển Đen". 

Odessa mà anh em nhà Bee Gees nhắc đến là một hải cảng lớn mỗi năm có đến bốn triệu hành khách và ba, bốn chục triệu tấn hàng hóa đi và đến. Bởi thế, ca khúc này mới có tựa là Odessa, thành phố trên biển Đen.

Chính trong góc cạnh này của Odessa mà ngay từ câu đầu tiên sau đoạn intro bằng piano bị chen bởi tiếng sóng gió, rồi thì tiếng đàn guitar thùng cùng tiếng đàn cello trầm buồn, The Bee Gees hát: "Ngày 14 tháng 2, năm 1899, con tàu Veronica của Anh mất tăm..." (Fourteenth of February, eighteen ninety-nine, The British ship Veronica was lost without a sign). 

Thiệt ra, con tàu Veronica này là trong tưởng tượng. Rồi, như đang trong ảo giác, họ hư cấu chuyện một thủy thủ đắm tàu trên biển Baltic, giờ vất vưởng trên một dải băng giá đang trôi tự do (I lost a ship in the Baltic sea, I'm on an iceberg running free)...

Ca khúc Odessa, City On The Black Sea của anh em nhà Bee Gees

2. Những năm cuối thập niên 1960, ảo giác bồng bềnh đó đến từ đâu, hầu như ai cũng biết. Một con tàu mất, bao nhiêu thủy thủ mất, bao nhiêu gia đình ly tán, thậm chí họ không còn có lại con chó của họ (They haven't got their dog anymore)... 

Giọng ca của Robin Gibb bình bình, nhấn nhá các nguyên âm hơn, chứ không dứt khoát, lên cao vút như trong I started a joke... 

Cách ca bè của anh em nhà họ cũng thế, "lừ đừ" chớ tròn trịa như trước. Dường như họ đang tưởng nhớ con tàu Veronica đó và than vãn cho Odessa - một thành phố cảng bị mất một con tàu.

Có thành phố cảng nào không tang chế khi mất một con tàu cùng thủy thủ đoàn? Và anh em nhà Gibb gọi tên thành phố ấy, Odessa, như đoạn từ 4’42", thảm thiết trong tiếng đàn cello nặng trĩu. Bài hát, may mắn thay, còn là một sự phối ngẫu tuyệt vời của đàn guitar thùng, đàn cello và đàn piano...

3. 53 năm sau, thành phố cảng Odessa cũng trong tang tóc như thế, song hơn thế. Những chia sẻ lo âu cho Odessa đến từ khắp thế giới. 

Tờ Rolling Stone, một tạp chí âm nhạc và cả chính trị vào hàng "cây đa, cây đề" ra đời từ năm 1967, mới hôm 15-3 đã ta thán cho Odessa: "Nhà thơ tiếng Nga nổi tiếng nhất, Boris Khersonsky, nào có tầng hầm trong ngôi nhà của mình. 

Vì vậy, khi tiếng còi báo hiệu không kích nổi lên - có đến cả chục lần mỗi ngày - ông và vợ trốn trong căn phòng cách xa mặt đường phố nhất. Để tự bảo vệ tốt hơn, họ đã lót các cửa sổ bằng những cuốn sách mà họ đã viết".

Ngay cả từ châu Á, tờ Japan Today 27-3 cũng âu lo: "Cảng Odessa ở biển Đen đang chôn mìn các bãi biển của mình và gấp rút bảo vệ di sản văn hóa của mình khỏi số phận đáng sợ kiểu Mariupol trước cảnh báo ngày càng gia tăng rằng thành phố chiến lược có thể là thành phố biển tiếp theo của Ukraine đang bị tước bỏ".

Tạp chí của Viện Bảo tàng Smithonian chia sẻ: "Ở miền nam, tại thành phố cảng Odessa, các tình nguyện viên đã tạo ra một lá chắn bằng bao cát có thể bao quanh tượng đài tân cổ điển của bá tước Richelieu, người đã biến ngôi làng Odessa này thành một thành phố tân thời. 

Tờ Odessa Journal 30-3 loan tin ít nhất 100 tàu hàng nước ngoài đang bị kẹt trong các cảng của Ukraine do bị hải quân Nga phong tỏa, theo báo cáo của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), và rằng từ hôm 24-2, đã có 5 tàu hàng trúng đạn.

Một album nay nghe lại buồn không còn là man mác nữa mà là...

Trong LP Odessa, cảm giác man mác buồn của Odessa được nối tiếp bởi ca khúc You'll Never See My Face Again (Anh/em sẽ không thấy mặt em/ anh nữa đâu) - tất nhiên, nội dung bài này không dính dáng gì tới ca khúc Odessa, song cũng cùng mạch cảm giác. 

Cũng gắn kết với Odessa, thành phố trên biển Đen, còn có một giao hưởng đề cao tính "tứ hải giai huynh đệ", tựa là Seven Seas Symphony (Thất hải khúc) - Tây phương gọi là 7 đại dương gồm Bắc Băng Dương, Nam Băng Dương, Bắc Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. 

Tiếng đàn piano lững thững ở đoạn đầu, rồi thì dũng mãnh trong các đoạn cao trào như thể hiện tính "thất hải giai huynh đệ"...

Nhà báo Việt Nam ở OdessaNhà báo Việt Nam ở Odessa

TT - Nhà báo Võ Trung Dung, cộng tác viên của Tuổi Trẻ, đã có mặt tại thành phố cảng Odessa - nơi từng xảy ra vụ thiệt mạng đẫm máu trong những xung đột hiện nay ở Ukraine.

Xem thêm: mth.18105509030402202-ned-neib-nert-ohp-hnaht-assedo-ial-ehgn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghe lại Odessa thành phố trên biển Đen”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools