Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: REUTERS
Nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Mỹ và đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt gây tê liệt cho kinh tế Nga, do Matxcơva triển khai "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine từ ngày 24-2.
Theo Hãng tin Reuters, cho đến nay, phản ứng chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin về mặt kinh tế là yêu cầu xuất khẩu khí đốt của Nga phải được thanh toán bằng đồng rúp.
Song, kế hoạch này vẫn cho phép người mua thanh toán bằng các đồng tiền khác theo hợp đồng, sau đó Ngân hàng Gazprombank sẽ chịu trách nhiệm chuyển đổi thành đồng rúp.
"Đó sẽ là nguyên mẫu của hệ thống này", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói về hệ thống thanh toán khí đốt bằng đồng rúp với kênh truyền hình nhà nước Channel One của Nga.
"Tôi không nghi ngờ gì về việc nó sẽ được mở rộng sang các nhóm hàng hóa mới", ông Peskov cho biết thêm.
Cũng theo ông Peskov, việc phương Tây đóng băng 300 tỉ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga là một hành động "cướp giật".
Ông Peskov cho rằng việc này đã "đẩy nhanh sự xói mòn niềm tin đối với đồng USD và đồng euro". Ông cũng cảnh báo ngày càng nhiều nước tìm cách giảm phụ thuộc vào hai đồng tiền trên để làm tiền dự trữ.
Ông Peskov tuyên bố Điện Kremlin muốn có một hệ thống mới để thay thế các cấu trúc tài chính, do các cường quốc phương Tây thiết lập từ năm 1944.
"Rõ ràng là, ngay cả khi đây là một viễn cảnh xa vời, chúng ta sẽ tiến tới một hệ thống mới", ông Peskov nói.
Trước đó, các quan chức Nga đã nhiều lần nói rằng nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga là một hành động phi lý. Họ tin rằng việc này sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng vọt, đồng thời đưa cả châu Âu và Mỹ vào suy thoái.
TTO - Theo Hãng tin AFP, phó thủ tướng Ukraine, bà Iryna Vereshchuk, cho biết lực lượng Nga đã bắt 11 lãnh đạo tại các địa phương ở Ukraine.
Xem thêm: mth.29061411230402202-uad-iohk-al-ihc-pur-gnod-gnab-tod-ihk-naot-hnaht-oab-hnac-agn/nv.ertiout