vĐồng tin tức tài chính 365

Mô hình đào tạo cá nhân hoá: Biến 'tiềm năng' thành 'tài năng'

2022-04-04 19:29
Mô hình đào tạo cá nhân hoá: Biến tiềm năng thành tài năng - Ảnh 1.

Chỉ trong ba năm tại Trung tâm GATE, Tử Minh (trái) đã tham gia vào ba nghiên cứu khoa học lớn. Ảnh: Đ.H

Đại diện Vinschool cho biết mô hình đào tạo tài năng được cá nhân hoá tại Trung tâm GATE (Trung tâm Tư vấn và phát triển tài năng của Vinschool) không chỉ giúp khai mở tiềm năng, mà còn trở thành bệ phóng giúp nhiều học sinh tự tin vươn tầm thế giới.

Chắp cánh những giấc mơ và đam mê khoa học, nghệ thuật

Nguyễn Tử Minh, học sinh lớp 12B1, Trường Trung học Vinschool The Harmony (Hà Nội), vừa trúng tuyển vào ngành Sinh học, Đại học Cambridge, Anh Quốc.

Đây được xem là thành tựu đáng mơ ước với bất kỳ học sinh nào tại Việt Nam, bởi Cambridge luôn nằm trong top 3 đại học uy tín và "khó tính" nhất thế giới. Tuy nhiên, nhìn bảng thành tích "đẹp như mơ" của Tử Minh, ai cũng phải công nhận kết quả đó là hoàn toàn xứng đáng.

Khi mới tham gia Trung tâm GATE , Tử Minh chỉ đơn thuần là một cậu bé lớp 8 có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn Sinh học. Chỉ trong ba năm, với sự đồng hành, hướng dẫn của các chuyên gia hàng đầu, Minh đã tham gia vào ba nghiên cứu lớn.

Trong đó, đề tài "Vai trò của một số gen mã hoá protein quan trọng đối với kiểu hình và khả năng gây bệnh của loài nấm mucor circinelloides" được chọn để trình bày tại Hội nghị Công nghệ Sinh học Toàn quốc, tổ chức cuối 2021 vừa qua.

Nghiên cứu này đã góp phần tạo tiền đề cho việc tìm kiếm các liệu pháp điều trị triệt để bệnh nấm đen mucormycosis. Đây là căn bệnh nhiễm trùng do nấm sợi phổ biến thứ ba trên thế giới, với tỉ lệ tử vong cao từ 50 đến 80%.

Theo đại diện đơn vị này, tại GATE, có rất nhiều học sinh được trao cơ hội phù hợp và đã thành công xác định được hướng đi cho tương lai của mình như Tử Minh.

Ở khía cạnh nghệ thuật, Trịnh Minh Ngọc, 18 tuổi, vừa tham gia Art Talk "Gen Z và hành trình theo đuổi Mỹ thuật" với tư cách học sinh tài năng lĩnh vực Mỹ thuật của trung tâm này.

Tại hội thảo, như một họa sĩ dày dặn kinh nghiệm, Minh Ngọc đã giải đáp những thắc mắc của các bạn học đồng trang lứa liên quan đến định hướng ngành học, nghề nghiệp phù hợp khi theo đuổi bộ môn Mỹ thuật.

Mô hình đào tạo cá nhân hoá: Biến tiềm năng thành tài năng - Ảnh 2.

Minh Ngọc đang thực hiện dự án nghệ thuật cá nhân với sự hỗ trợ từ các hoạ sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Ảnh: Đ.H

Trước đây, hội họa đối với nữ sinh 18 tuổi này mới chỉ dừng lại ở sở thích, chưa có định hướng phát triển cụ thể. Từ khi được hỗ trợ bởi các chuyên gia, họa sỹ do trung tâm này mời giảng dạy, nữ sinh được tiếp cận nhiều chất liệu nghệ thuật mới, biết cách lên ý tưởng cho một tác phẩm hoàn chỉnh.

"Em nhận ra vẽ không chỉ là cầm cọ, tô màu. Thay vào đó, tác phẩm cần thể hiện được ý đồ của người vẽ, mỗi chi tiết phải có ý nghĩa nào đó", Ngọc nói.

Không chỉ khoa học, nghệ thuật, học sinh tại Trung tâm này liên tiếp khẳng định mình ở nhiều lĩnh vực khác.

Cuối tháng 11-2021, ba học sinh tài năng nhóm STEM - Robotics gồm Nguyễn Duy Phong, Nguyễn Huyền Kha, Đặng Quang Minh đã đại diện Việt Nam giành giải cao trong vòng chung kết cuộc thi Olympic Robot Quốc tế (World Robot Olympiad - WRO), sau khi xuất sắc đạt chức Vô địch toàn quốc bảng B2.

Nguyễn Ngọc Thuỷ Linh, học sinh tài năng lĩnh vực Khoa học Xã hội, cũng được trao giải Vàng Thế giới ở hạng mục Phim (lứa tuổi trung học) của cuộc thi Nhận thức về Biển - Bow Seat 2021.

Tham gia Trung tâm GATE khi còn là học sinh lớp 6 với niềm yêu thích kể chuyện và mối quan tâm đặc biệt tới môi trường, Thủy Linh đã được tạo điều kiện để biến đam mê của mình thành hành động. Với tác phẩm chủ đề "Mực nước biển dâng" (Water Rising), Thủy Linh mang tới Bow Seat 2021 thước phim cực kỳ chuyên nghiệp và ý nghĩa nhằm kêu gọi xã hội chung tay hành động vì môi trường.

Đào tạo tài năng theo mô hình cá nhân hóa

Với phương châm lấy học sinh làm trọng tâm và cá nhân hóa giáo dục, đồng thời ghi nhận nhu cầu học tập đặc biệt của học sinh tài năng, GATE Center được Hệ thống Giáo dục Vinschool thành lập năm 2018 nhằm cung cấp cho học sinh một môi trường lý tưởng để phát triển tối đa tài năng.

Theo cô Trịnh Khánh Huyền, điều phối Trung tâm GATE, học sinh tài năng với những khả năng đặc biệt cần một chương trình học đề cao sự phân hóa, tăng cường thử thách, đi kèm với những dịch vụ đặc thù.

"Chúng tôi đã nỗ lực đáp ứng nhu cầu thực tế, cấp thiết này của các em", cô Huyềncho biết.

Cũng theo đại diện đơn vị này, khi tham gia chương trình đào tạo tại đây, mỗi học sinh có một Kế hoạch phát triển cá nhân (Advanced Learning Plan - ALP), được xây dựng thông qua sự phối hợp của các chuyên gia, nhà trường, gia đình và học sinh.

"ALP được thiết kế với các chương trình học chuyên biệt, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi trong nước cũng như quốc tế để phù hợp với mục tiêu, mong muốn của chính các em và gia đình. Đặc biệt, một học sinh có thể được hỗ trợ bởi 2-3 cố vấn, vừa dạy kiến thức và kỹ năng", vị này thông tin thêm.

Mô hình đào tạo cá nhân hoá: Biến tiềm năng thành tài năng - Ảnh 3.

Hội thảo "Robot EV3 - So tài chiến binh Robot" được tổ chức bởi các Học sinh Tài năng lĩnh vực STEM - Robotics (Trung tâm GATE) nhằm giới thiệu những kiến thức thú vị về robot và cùng nhau tham gia hoạt động thi đấu mô phỏng những cuộc thi robot có tiếng trên thế giới. Ảnh: Đ.H

Trong trường hợp học sinh đặt mục tiêu tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế, đại diện đơn vị này cho biết các chuyên gia tại đây sẽ giúp các em trau dồi kiến thức và hoàn thiện những kỹ năng phù hợp.

"Tuy nhiên, lựa chọn đi thi hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của học sinh. Với những em không có định hướng tham dự các cuộc thi, Trung tâm sẽ có nhiều hình thức hỗ trợ, đào tạo khác nhau để phục vụ nhu cầu phát triển của các em", cô Huyền cho hay.

Sau 4 năm hoạt động, Trung tâm GATE đã gặt hái nhiều "trái ngọt". Tử Minh khẳng định, ở tuổi 15-17, bạn bè ít có cơ hội tiếp cận hoặc được tạo điều kiện theo đuổi đam mê khoa học như em.

"Không chỉ giúp em phát triển bản thân, những nghiên cứu mà em được tham gia trong quá trình học tập tại Trung tâm GATE còn là điểm cộng lớn trong hồ sơ du học của em", Tử Minh tiết lộ.

Còn với Minh Ngọc, sau khi Art Talk "Gen Z và hành trình theo đuổi Mỹ thuật" khép lại, nữ sinh đang thực hiện dự án nghệ thuật cá nhân với sự hỗ trợ từ các hoạ sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Thời gian tới, em sẵn sàng với hành trình theo đuổi chuyên ngành Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại một trường đại học có tiếng trên thế giới.

Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

TTO - Ngày 31-3, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo nhằm định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Xem thêm: mth.87325157140402202-gnan-iat-hnaht-gnan-meit-neib-aoh-nahn-ac-oat-oad-hnih-om/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mô hình đào tạo cá nhân hoá: Biến 'tiềm năng' thành 'tài năng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools