vĐồng tin tức tài chính 365

Các tập đoàn nói gì về xử lý dự án yếu kém?

2022-04-05 16:18

Sáng 5-4, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức tại tọa đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo”. Tại buổi tọa đàm, các tập đoàn, tổng công ty cho biết đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ để triển khai những giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý dự án yếu kém, thua lỗ.

Các tập đoàn nói gì về xử lý dự án yếu kém? - ảnh 1
Ông Nguyễn Hùng Dũng, thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho biết PVN đã rất nỗ lực chỉ đạo điều hành, báo cáo các cấp có thẩm quyền hỗ trợ PVN xử lý dự án yếu kém. Ảnh: Nhật Bắc

Nỗ lực xử lý các dự án yếu kém

Ông Nguyễn Hùng Dũng, thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, mọi người vẫn nói có năm dự án nhưng thực chất năm dự án này không hoàn toàn của Tập đoàn.

Ví dụ dự án Bình Phước, Tập đoàn chỉ chiếm 29% vốn, phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Thứ hai là dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, PVN nắm 35%, còn 65% do các doanh nghiệp bên ngoài nắm. Do đó việc tham gia chỉ đạo, điều hành hoặc can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này cực kỳ khó.

Dự án thứ ba là Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung, các công ty con của PVN chi phối. Khi triển khai dự án này, giá dầu là 120-130 USD/thùng nhưng khi hoàn thành, do khủng hoảng năng lượng, giá dầu xuống và dự án không hiệu quả. Tuy nhiên PVN cũng rất nỗ lực chỉ đạo điều hành, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước đây là Bộ Công Thương và sau này là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (UBQLVNN), quan tâm, hỗ trợ PVN xử lý vấn đề tồn tại.

Về cơ bản, Nhà máy Nhiên liệu sinh học miền Trung trước đây đã vận hành thương mại 1,5 năm. Tại thời điểm vận hành thương mại đầu tiên, chỉ lỗ lũy kế theo kế hoạch nhưng giai đoạn sau khi giá dầu xuống, dự án bắt đầu lâm vào khó khăn.

Khi đầu tư xây dựng lãi suất rất cao, có thời điểm các doanh nghiệp của PVN tham gia góp vốn vào Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung phải vay tới 25-27%/năm. Có thể nói chi phí tài chính lớn ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này.

Tới thời điểm hiện nay, về cơ bản các hạng mục công việc, các vấn đề liên quan đến hợp đồng đã được xử lý, đồng thời được PVN báo cáo UBQLVNN và Chính phủ đưa dự án ra khỏi danh mục dự án khó khăn, yếu kém. Để từ đó, PVN chủ động đưa ra những quyết sách, cơ chế xử lý dứt điểm tồn tại của dự án này.

Các tập đoàn nói gì về xử lý dự án yếu kém? - ảnh 2
Dự án nhà máy sản xuất sơ sợi polyester Đình Vũ. Ảnh: PLO

sợi Đình Vũ bắt đầu có lãi

Dự án thứ tư là Dự án Sơ sợi Đình Vũ. Dự án này trước đây PVN tham gia đầu tư với mong muốn góp phần bảo đảm nguồn sợi cho các doanh nghiệp may mặc trong nước. Sau đó, do hoàn toàn không chủ động được nguyên liệu, lại đối mặt với những thách thức từ thị trường nên dự án này gặp khó khăn.

Dự án này được sự quan tâm lớn của Bộ Công Thương và sau này là UBQLVNN.

PVN đã rất nỗ lực xử lý các vấn đề tồn đọng liên quan đến dự án này. Tới nay, cơ bản hợp đồng giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư đã được xử lý. PVN cũng đã tìm kiếm đối tác để cùng xử lý các vấn đề tài chính bảo đảm nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.

Hiện nay, nhà máy hoạt động cơ bản ổn định, các phân xưởng đưa vào vận hành toàn bộ dây chuyền, doanh nghiệp bắt đầu có lãi. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBQLVNN và Bộ Công Thương cần khoảng thời gian dài nữa.

Quan điểm của PVN là chủ động xử lý các vấn đề liên quan đến nhà máy này, làm sao sau khi có lãi bắt đầu cổ phần hóa hoặc bán, chuyển nhượng cổ phần tại dự án này bởi dự án không nằm trong cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của PVN.

Dự án thứ năm là Dự án đóng tàu Dung Quất. Khi tiếp nhận từ Vinashine, dự án này trong giai đoạn đầu tư dở dang. Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, PVN đã nỗ lực chỉ đạo làm việc và hỗ trợ ký kết hợp đồng, tổ chức triển khai hoàn thiện những hạng mục đầu tư dở dang.

Tới nay, nhà máy đã đóng một số tàu siêu trường, siêu trọng, thực hiện một số hoạt động sửa chữa, đóng mới các phương tiện cho chủ tàu trong và ngoài nước.

Nếu chỉ tính riêng phần tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh, nhà máy đóng tàu Dung Quất hoàn toàn tự chủ về tài chính và có lãi. Tuy nhiên nếu tính toàn bộ chi phí đầu tư dở dang thì dự án đang lỗ. 

Để xử lý dứt điểm các dự án yếu kém, PVN có một số đề xuất về cơ chế, chính sách.

Cụ thể, đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, những hạng mục công việc đã hoàn thành, đưa vào chuỗi sản xuất dây chuyền sẽ được tính toán khấu hao thể hiện trong báo cáo tài chính. Hạng mục nào đầu tư quá lớn, không có nhu cầu sử dụng, sẽ phải chuyển giao hoặc xử lý về mặt tài chính.

Đối với Nhà máy Nhiên liệu Dung Quất, PVN đang có kế hoạch bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao cho ngân hàng vì đây không phải là lĩnh vực chính của PVN.

Về các dự án Bình Phước, Nhiên liệu Sinh học Phú Thọ, PVN không có quyền hoặc không thể tham gia tái cơ cấu hoặc xử lý triệt để. "PVN thực chất chỉ có hai dự án là Đóng tàu Dung Quất và Nhiên liệu sinh học miền Trung"- ông Nguyễn Hùng Dũng nhấn mạnh.

Các tập đoàn nói gì về xử lý dự án yếu kém? - ảnh 3
Ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam. Ảnh: VGP

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ

Theo ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn có bốn dự án, trong đó gồm hai dự án phân bón Ure với tổng công suất 1,06 triệu tấn; hai dự án phân bón phức hợp DAP với tổng công suất 660.000 tấn.

Vừa qua, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã bám sát sự chỉ đạo, đặc biệt là chương trình hành động 4269, các kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo Chính phủ để triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng đã thành lập một Ban Chỉ đạo thường xuyên chỉ đạo vấn đề này, trực tiếp Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV là Trưởng Ban Chỉ đạo. Các tổ chỉ đạo tại bốn đơn vị này đưa ra nhiều giải pháp cụ thể từ khâu quản trị nguyên liệu đầu vào, quản trị sản xuất và quản trị quy trình đầu ra.

Thứ nhất là rà soát toàn bộ chi phí không cần thiết để cắt giảm. Thứ hai là hợp lý hóa quy trình sản xuất. Cùng với đó là ứng dụng công nghệ thông tin...

Ông Tú cũng cho biết sau sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, năm 2021 các dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét so với năm 2020.

Cụ thể, dự án DAP Hải Phòng đã đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém, hiện tại kinh doanh bền vững. Ba dự án còn lại, đến năm 2021, dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi. Dự án đạm Ninh Bình và dự án DAP số 2 Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng nghìn tỷ…

Chính phủ họp 20 cuộc để chỉ đạo xử lý dự án yếu kém

Trao đổi tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, việc xử lý dự án yếu kém mang tính lịch sử. Nguyên nhân được nhận diện là tồn tại về tài chính để lại quá lớn. Tổng mức đầu tư hầu hết phải điều chỉnh lên cao so với dự toán ban đầu.

Bên cạnh đó, vốn của các dự án chủ yếu bằng nguồn vay với lãi suất cao. Khi đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo thì đã thua lỗ nặng nề. Một số dự án không còn vốn chủ sở hữu. Hầu hết không có khả năng trả nợ đến hạn. 

Các tập đoàn nói gì về xử lý dự án yếu kém? - ảnh 4
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại buổi tọa đàm. Ảnh: VGP

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết 12 dự án này bắt đầu từ rất lâu, có những dự án được chuẩn bị từ năm 2005-2009.

Những khó khăn của các dự án cũng rất đa dạng như tổng mức đầu tư tăng lên, rồi chi phí vay vốn cao. Ngoài ra có những vướng mắc của thị trường như vấn đề phân bón và nhiên liệu sinh học. Có những dự án vướng ở tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo rất sát sao và quyết liệt đối với các dự án này. Chưa có nhóm dự án nào mà Bộ Chính trị 2 lần nghe báo cáo tình hình, Quốc hội cũng có Nghị quyết số 33 từ năm 2016.

Với tư cách tham mưu cho Chính phủ, Bộ Công Thương đã rà soát các dự án và báo cáo với Chính phủ lập một Ban Chỉ đạo để xử lý.

Chính phủ cử một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Trưởng ban Thường trực.

Chính phủ khóa trước và khóa này đã có tới 20 cuộc họp để chỉ đạo. Sự tham gia của các bộ, ngành gồm Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp cũng rất sát sao.

Theo ông Đặng Hoàng An, những vấn đề liên quan tới chính sách, cơ chế đã căn bản được tháo gỡ và đó là cơ sở để báo cáo Bộ Chính trị xử lý bước đầu các dự án.

  

 

Xem thêm: lmth.1252501-mek-uey-na-ud-yl-ux-ev-ig-ion-naod-pat-cac/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các tập đoàn nói gì về xử lý dự án yếu kém?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools