vĐồng tin tức tài chính 365

Bệnh viện còn thiếu khoa tâm lý, bệnh nhân 'loay hoay' tìm nơi hỗ trợ

2022-04-06 03:12
Bệnh viện còn thiếu khoa tâm lý, bệnh nhân loay hoay tìm nơi hỗ trợ - Ảnh 1.

Phụ huynh lo lắng khi con nhiễm COVID-19. Ảnh chụp tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ngày 5-4, ThS.BS Lê Đại Dương - giảng viên bộ môn chăm sóc giảm nhẹ, Trường đại học Y dược TP.HCM - cho hay một bệnh nhân và gia đình cần được chăm sóc toàn diện cả thể chất đến tâm lý, xã hội, thậm chí về tâm linh... sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, bệnh nhân đến các cơ sở y tế thường chỉ được thăm khám, điều trị các triệu chứng về thể chất họ gặp phải; còn vấn đề tâm lý của họ thì chưa thực sự được chú tâm.

Ví dụ một bệnh nhân bị ung thư di căn xương thường xuyên bị đau nhức, kèm theo rối loạn tâm lý do quá lo lắng. 

Bệnh nhân có thể uống thuốc để giảm đau tạm thời nhưng vẫn chưa được "giải tỏa" nỗi lo thường trực. Nếu không giải quyết song song triệu chứng và vấn đề tâm lý của bệnh nhân thì việc điều trị khó đạt hiệu quả, gây tốn kém...

Dù việc hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị cho mỗi bệnh nhân là điều cần thiết, nhưng ThS.BS Dương cho biết hiện các bệnh viện rất ít khoa tâm lý. Khi bệnh nhân cần tìm nơi hỗ trợ hay can thiệp tâm lý nhưng nhân viên y tế và bệnh nhân không biết liên hệ ở đâu. 

Trong trường hợp bệnh nhân biết được nơi hỗ trợ tâm lý thì còn phải tìm thêm nơi điều trị căn bệnh gặp phải do chưa có sự kết nối giữa hai phía.

"Hiện ở hầu hết các bệnh viện, ngoài đội ngũ điều dưỡng và bác sĩ còn có các kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Số ít bệnh viện có kỹ thuật viên âm ngữ trị liệu, dinh dưỡng tiết chế... Còn chuyên gia tâm lý hỗ trợ bệnh nhân thì các bệnh viện đang thiếu. 

Chỉ những bệnh viện nào có chuyên gia tâm lý làm việc chung với nhóm điều trị thì mới có thể can thiệp sớm và liên tục cho bệnh nhân", ThS.BS Dương chia sẻ.

Trước tầm quan trọng của việc hỗ trợ tâm lý cần song song với quá trình điều trị bệnh, đặc biệt khi vấn đề về sức khỏe tinh thần đang là mối quan tâm lớn trong hai năm đại dịch COVID-19, ThS.BS Dương cho rằng hệ thống y tế ở nước ta cần gắn kết đội ngũ chuyên viên tâm lý để cùng theo dõi, hỗ trợ và phát hiện kịp thời các bất ổn về tâm lý của bệnh nhân gặp phải, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí điều trị.

"Ở những bệnh viện nước ngoài, khi điều dưỡng, bác sĩ thăm khám, điều trị bệnh nhân thì trong nhóm điều trị còn có luôn chuyên viên tâm lý, nhân viên xã hội, vật lý trị liệu, ngữ âm trị liệu... Bệnh nhân không nhất thiết đi nơi khác để nhận được sự hỗ trợ tâm lý. 

Dịch vụ này còn gọi là hệ thống y tế tương cận, làm cho chuỗi chăm sóc y tế của bệnh nhân được liền lạc, rút ngắn thời gian và chi phí điều trị, đảm bảo chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm", ThS.BS Dương dẫn chứng.

Để hiểu rõ về tầm quan trọng của y tế tương cận trong hệ thống y tế, tại TP.HCM ngày 6-4 sẽ diễn ra sự kiện "Kết hợp dịch vụ y tế tương cận vào hệ thống chăm sóc sức khỏe: kinh nghiệm cho ngành tâm lý tại Việt Nam".

Trong chương trình, các báo cáo viên sẽ cho biết xu hướng sức khỏe tâm thần và hành vi hậu đại dịch COVID-19, kinh nghiệm đưa giáo dục sức khỏe và dịch vụ cận y khoa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe...

Làn sóng đi khám bệnh dồn dập khi mở cửa lạiLàn sóng đi khám bệnh dồn dập khi mở cửa lại

TTO - Sau một thời gian dài "ôm bệnh" do dịch, dự báo làn sóng khám bệnh sẽ gia tăng sau khi TP.HCM "mở cửa". Do đó, ngành y tế đang xây dựng lộ trình trả lại công năng ban đầu cho các bệnh viện sau một thời gian chuyển đổi điều trị COVID-19.

Xem thêm: mth.20915517150402202-ort-oh-ion-mit-yaoh-yaol-nahn-hneb-yl-mat-aohk-ueiht-noc-neiv-hneb/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bệnh viện còn thiếu khoa tâm lý, bệnh nhân 'loay hoay' tìm nơi hỗ trợ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools