Tiêu dùng trong dân bắt đầu hồi phục sau dịch - Ảnh: N.BÌNH
Ngày 6-4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO 2022), trong đó nhận định kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn định.
Điều này đạt được nhờ tỉ lệ tiêm chủng COVID-19 cao của Việt Nam, nỗ lực đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ, phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ (ERDP).
Mức dự báo tăng trưởng 6,5% của Việt Nam vẫn được ADB giữ nguyên so với năm ngoái. Việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch vào giữa tháng 3 và nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dịch vụ, theo đó dự báo tăng trưởng ngành dịch vụ là 5,5% trong năm nay. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ thúc đẩy xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.
Tuy vậy, báo cáo cũng nhìn nhận triển vọng phục hồi của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn. Theo đó, ngoài số ca nhiễm COVID-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3, thì tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thế giới tăng cao do Nga xâm lược Ukraine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến lạm phát.
Hơn nữa, những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ làm suy yếu đồng nội tệ của Việt Nam, làm cho nhập khẩu đắt hơn và gia tăng áp lực lạm phát.
Đến cuối quý 1-2022, lạm phát bình quân tăng lên 1,9%, so với mức 0,3% của một năm trước đó.
Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỉ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ.
Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình ERDP của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng.
"Việc triển khai ERDP cũng đối mặt với một số thách thức về mặt chính sách như các quy định về đầu tư công cũng như công tác phối hợp chính sách, khả năng tiếp cận các khoản vay... Cần có sự phối hợp để đảm bảo triển khai nhanh chóng và hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng", báo cáo lưu ý.
Điều kiện và thủ tục giảm thuế VAT còn phức tạp
Một cấu phần tài khóa quan trọng khác của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ (ERDP) là giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022 cho các sản phẩm và dịch vụ hiện đang chịu mức thuế VAT 10%.
Ước tính, tổng giá trị cắt giảm thuế khoảng 49.000 tỉ đồng (khoảng 2,1 tỉ USD). Việc giảm thuế VAT có thể tạo ra các tác động chuyển tiếp đáng kể và trên diện rộng nếu được thực hiện thành công.
Tuy nhiên, theo chuyên gia ADB, các tiêu chí đáp ứng điều kiện và thủ tục rất phức tạp có thể hạn chế khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp đối với chính sách giảm thuế VAT. Do đó, cần có các tiêu chí về đáp ứng điều kiện và thủ tục rõ ràng hơn để hỗ trợ thực hiện chính sách giảm thuế VAT một cách nhanh chóng.
TTO - Nền kinh tế của các nước ASEAN + 3 (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) vẫn được kỳ vọng duy trì khả năng hồi phục trong năm 2022 bất chấp sự lây lan nhanh của biến chủng Omicron.
Xem thêm: mth.75505743160402202-5-6-tad-2202-man-man-teiv-et-hnik-gnourt-gnat-oab-ud-neyugn-uig-bda/nv.ertiout