Một trạm xét nghiệm COVID-19 ở thành phố New York, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, FDA đã triệu tập một hội đồng gồm các chuyên gia bên ngoài để thảo luận về cách thức điều chỉnh, cũng như liệu có nên sử dụng thêm vắc xin COVID-19 tăng cường hay không.
Dữ liệu được trình bày trước hội đồng trên cho thấy các loại vắc xin hiện tại mất nhiều hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm biến thể Omicron, nhưng lại tốt hơn trong việc ngăn ngừa bệnh nặng.
FDA sẽ đưa ra quyết định về việc có nên thay đổi thiết kế của vắc xin COVID-19 để chống lại các biến thể trong tương lai hay không vào tháng 6.
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn cho rằng các liều vắc xin tăng cường có khả năng bảo vệ người dân trước nguy cơ bệnh nặng cao hơn so với việc chỉ tiêm 2 liều cơ bản.
Ông Peter Marks, giám đốc Trung tâm Đánh giá và nghiên cứu sinh học của FDA, thừa nhận họ không thể xem xét để đưa ra quyết định một cách tối ưu vì không có toàn bộ dữ liệu cần thiết.
Ông Marks cũng cho rằng có thể giảm tần suất của các liều vắc xin COVID-19 bổ sung trong tương lai.
FDA đang hy vọng vắc xin thế hệ tiếp theo sẽ giải quyết được nhiều biến thể hơn.
Theo kết quả nghiên cứu ở Israel công bố vào đầu tháng 4, liều thứ 4 của vắc xin Pfizer giúp giảm đáng kể nguy cơ bệnh nặng, đồng thời bảo vệ chống lại nguy cơ lây nhiễm trong thời gian ngắn nếu người cao tuổi mắc COVID-19.
Hồi cuối tháng 3 vừa qua, FDA đã cho phép tiêm liều tăng cường thứ 2, tức liều vắc xin thứ 4, cho những người từ 50 tuổi trở lên. Dữ liệu ghi nhận nhóm đối tượng này đối diện với nguy cơ suy giảm miễn dịch cao hơn và nhiều rủi ro hơn từ các dòng phụ của biến thể Omicron.
Chương trình này sẽ sử dụng vắc xin của 2 hãng dược Moderna và Pfizer.
TTO - Đức quyết định vẫn cách ly bắt buộc đối với người mắc COVID-19 sau khi cân nhắc đề xuất cách ly tự nguyện, với lý do là "COVID-19 không phải cảm lạnh".
Xem thêm: mth.27864207070402202-hnih-gnat-norcimo-court-auq-ueih-us-cuht-gnohk-91-divoc-nix-cav-adf/nv.ertiout