vĐồng tin tức tài chính 365

Thúc đẩy thanh toán điện tử nội địa qua cổng NAPAS: Ngân hàng nào đang dẫn đầu

2022-04-07 11:05

Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán số, “xã hội hóa không dùng tiền mặt”

Năm 2021 ước tính số lượng tài khoản thanh toán cá nhân tăng trưởng 16%; số lượng thanh toán qua internet tăng trên 50%; thanh toán qua kênh điện thoại di động và giá trị thanh toán tăng gần 100%. Đặc biệt hình thức thanh toán mới QRcode còn đạt mức tăng trưởng gần 130% về giá trị thanh toán.

Những kết quả khả quan này có được phần lớn do nhiều chính sách, quy định thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Mới đây nhất là Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021- 2025 do NHNN trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, xây dựng quy định pháp lý tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ. Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán nghiên cứu, đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối với các dịch vụ khác trong nền kinh tế, thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng.

Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là cú huých tạo nên sự bùng nổ của thương mại điện tử và các phương thức thanh toán mới. Theo công bố của NAPAS, Tổng số lượng và giá trị giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 tăng trưởng tương ứng 94% về số lượng giao dịch và 131% về giá trị giao dịch so với năm 2020. số lượng khách hàng phục vụ trong năm 2021 tăng  trưởng hơn 80% so với năm 2020. Tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tiếp tục giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống mức 12% năm 2021, phản ánh sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt.

Dấu ấn Techcombank 

Có thể nói, trước nhiều biến động của kinh tế trong nước và quốc tế, NAPAS đã cùng các Ngân hàng thành viên đồng hành, sát cánh vượt qua những giai đoạn đầy khó khăn do dịch bệnh gây ra trong năm 2021, hướng đến mục tiêu chung "Vì một xã hội không tiền mặt". Trong đó, Techcombank được đánh giá là thành viên tích cực dẫn dắt các dự án trọng điểm của NAPAS trong năm 2021, như Dự án xây dựng hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia (ACH); Dịch vụ Ecommerce Ngân hàng thanh toán; kết nối quốc tế theo thông tư 19 và VietQR. Giải thưởng “Bank of the year – Ngân hàng xuất sắc nhất năm 2021” đánh dấu lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân “soán” ngôi vương của Vietcombank, ngân hàng đã đã 5 năm liên tục giữ vị trí này trong các giải thưởng của Napas về thanh toán nội địa

Ông Darren Buckley - Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ Techcombank chia sẻ: “Triển khai các hoạt động thúc đẩy thanh toán nội địa luôn là định hướng ưu tiên của Techcombank trong những năm vừa qua. Trong bối cảnh nền kinh tế bị gián đoạn do dịch bệnh covid, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp số hóa để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và mang đến trải nghiệm nhanh chóng - an toàn – tiện ích cho người tiêu dùng, phù hợp với các định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”.

Dẫn đầu hoạt động thanh toán nội địa ở các tiêu chí về tổng số lượng giao dịch (chiều phát hành và chiều thanh toán) và tổng giá trị giao dịch (chiều phát hành và chiều thanh toán) của tất cả các dịch vụ xử lý qua hệ thống NAPAS năm 2021 khẳng định sự tin tưởng của khách hàng dành cho các dịch vụ thanh toán của Techcombank. 

Techcombank còn được Napas xướng tên ở nhiều giải thưởng khác, như “Ngân hàng dẫn đầu về giao dịch chi tiêu thanh toán thẻ NAPAS” (Outstanding Bank in Card Payment Transaction), với tổng số lượng giao dịch chi tiêu thanh toán thẻ đạt 27,5 triệu giao dịch tương đương 23% tỷ trọng và xếp thứ 2 toàn hệ thống. Napas đồng thời vinh danh Techcombank là  “Ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7” chiều Ngân hàng phát hành, với hơn 352 triệu giao dịch, chiếm tỷ trọng 19,5% toàn hệ thống. Cùng với đó, Techcombank được ghi danh ở hạng mục “Ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu thanh toán không dùng tiền mặt” (Outstanding Bank in Cashless Payment Transition), dựa trên tiêu chí chuyển dịch về tỷ trọng giao dịch rút tiền sang giao dịch thanh toán (trên POS và ECOMMERCE)....

Đến hết quý IV/2021, Techcombank phục vụ cho hơn 9,6 triệu khách hàng và số hóa các dịch vụ tài chính ngân hàng trên nền tảng ngân hàng điện tử với nhiều tiện ích ưu đãi và hoàn toàn miễn phí.

Trung thành với mục tiêu Khách hàng là trọng tâm và sự đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, kết quả này là thứ quả ngọt mà Techcombank thu về sau hành trình chiến lược 5 năm chuyển đổi mạnh mẽ. Đây cũng là tiền đề cho những bước tiến vượt trội hơn của Techcombank trong thời gian tới./.

Xem thêm: lmth.45011000042210202-uad-nad-gnad-oan-gnah-nagn-sapan-gnoc-auq-aid-ion-ut-neid-naot-hnaht-yad-cuht/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thúc đẩy thanh toán điện tử nội địa qua cổng NAPAS: Ngân hàng nào đang dẫn đầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools