Ngày 7/4, Hội nông dân huyện Kỳ Sơn ( Nghệ An ) cho biết, hiện huyện này vẫn còn khoảng 4.500 tấn gừng đặc sản của huyện chưa tiêu thụ được. Nguy cơ số gừng này sẽ nảy mầm, hỏng và ảnh hưởng đến chất lượng.
Nguyên nhân của việc gừng không tiêu thụ được là do năm nay gừng được mùa nhưng giá thì rớt thê thảm.
Theo đó, huyện Kỳ Sơn có gần 800ha gừng tập trung ở các xã như Na Ngoi, Tây Sơn, Đoọc Mạy, Nậm Cắn, Huồi Tụ, Keng Đu và Phà Đánh. Những xã này ở vùng sâu, thời tiết quanh năm mát mẻ, mây mù bao phủ rất thích hợp cho việc trồng gừng và phát triển tốt. Năm 2022, sản lượng gừng của huyện Kỳ Sơn đạt 5.200 tấn.
Nếu như mọi năm, giá gừng đạt ở mức từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng thì năm nay, giá gừng giảm chỉ còn mức 5.000 đến 6.000 đồng/1 kg.
Cán bộ giúp dân tiêu thụ gừng
Hiện huyện Kỳ Sơn còn khoảng 4.500 tấn gừng chưa tiêu thụ được.
Trước tình trạng gừng không bán được, các cấp chính quyền huyện Kỳ Sơn, lãnh đạo các xã đã tập trung tìm cách tiêu thụ cho người nông dân. Sau gần 1 tháng nổ lực, hiện huyện Kỳ Sơn đã tiêu thụ được khoảng 700 tấn gừng. Hiện vẫn còn 4.500 tấn gừng chưa tiêu thụ được.
"Nếu không tiêu thụ kịp thì số gừng này sẽ tái nảy mầm, khi đó chất lượng sẽ bị giảm. Hơn nữa, tình trạng gừng không bán được, giá giảm thì người dân không còn mặn mà với việc trồng gừng nữa", ông Phan Văn Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chia sẻ.
Gừng ở 2 huyện biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương rất đặc biệt.
Để hỗ trợ người dân, Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn cũng đã có thư ngỏ kêu gọi hội nông dân các huyện, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chung tay hỗ trợ, giải cứu gừng giúp người dân.
Tại huyện Tương Dương (Nghệ An), tình trạng gừng được mùa rớt giá cũng xảy ra tương tự.
Tại xã Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An), gừng chủ yếu được người dân ở 2 bản Huồi Sơn và Phà Lỏm trồng trên rừng. Đến thời điểm hiện tại, xã Tam Hợp còn tồn đọng khoảng 80 tấn gừng chưa tiêu thụ được.
Thời gian qua cơ quan chức năng huyện, xã đã tập trung triển khai các phương án để hỗ trợ tiêu thụ gừng giúp người dân. Tuy nhiên giá rớt thê thảm và hiện gừng vẫn đang khó tiêu thụ.
Gừng được đóng gói chờ tiêu thụ.
Trước tình trạng gừng tồn đọng với số lượng lớn, lãnh đạo xã Tam Hợp đã viết tâm thư gửi nhờ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan chức năng hỗ trợ giải cứu gừng giúp dân.
Ông Lương Phi Thanh - Chủ tịch UBND xã Tam Hợp chia sẻ: "Tôi đã viết tâm thư gửi các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong và ngoài huyện nhờ hỗ trợ tiêu thụ gừng tươi trên địa bàn, nhằm giúp đỡ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này".
Gừng Kỳ Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn có 2 loại: gừng dé và gừng sừng trâu. Mùa gừng sẽ kết thúc vào cuối tháng 4 hàng năm.
Mùi hôi thối hành hạ nhiều năm không ngủ nổi, hàng chục hộ dân ký đơn tập thể "kêu cứu"
https://soha.vn/gung-rot-gia-tham-chu-tich-xa-viet-tam-thu-keu-cuu-giup-nong-dan-20220407103119084.htm
https://soha.vn/gung-rot-gia-tham-chu-tich-xa-viet-tam-thu-keu-cuu-giup-nong-dan-20220407103119084.htmTheo Ngọc Tú
Trí thức trẻ
Xem thêm: nhc.34864300270402202-nad-gnon-puig-uuc-uek-uht-mat-teiv-ax-hcit-uhc-maht-aig-tor-gnug/nv.zibefac