Nhiều địa phương đang đưa ra thông điệp chào đón các doanh nghiệp với các dự án xanh hướng tới mục tiêu kinh tế xanh, phát triển bền vững - Ảnh: N.B
Chiều 8-4, tại diễn đàn "Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2022" (Vietnam Connect Forum) với chủ đề "Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững" do Tạp chí Kinh Tế Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết có nhiều thuận lợi cho Việt Nam để thực thi chiến lược tăng trưởng xanh.
Ngoài sự quyết tâm của các cấp, nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của sự phục hồi và tăng trưởng xanh, bền vững cũng đã gia tăng hơn trước.
Đây còn là xu hướng lớn và phổ biến trên thế giới, mở ra cơ hội hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với đối tác nước ngoài trong thúc đẩy hợp tác bao trùm, bền vững cùng có lợi.
Còn theo ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM, TP đang từng bước chuyển đổi các khu công nghiệp, khu chế xuất sử dụng công nghệ lạc hậu trở thành khu công nghiệp, khu chế xuất ứng dụng công nghệ cao thân thiện môi trường, ít thâm dụng lao động.
"TP cũng có những chuyển động trong phát triển hạ tầng, đề xuất chính sách phù hợp, tháo gỡ các nút thắt thể chế. Đây cũng là việc chuẩn bị hệ sinh thái cho làn sóng FDI xanh để đón các nhà đầu tư xanh đến với thành phố, phát triển một cách bền vững", phó chủ tịch UBND TP khẳng định.
Tại Đồng Nai, 31 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh này khi đi vào hoạt động đều bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung.
Gần đây, một số doanh nghiệp đã theo xu hướng đổi mới công nghệ, sử dụng ít lao động hơn, và doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang dùng robot với công đoạn có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - bà Nguyễn Thị Hoàng - cho biết đây là một xu thế góp phần vào việc tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của tỉnh.
Tuy đánh giá là xu hướng tất yếu nhưng một số địa phương cũng nhìn nhận điều kiện cần và đủ để thực thi chuyển đổi xanh như đổi mới công nghệ, quy hoạch, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và những chi phí tài chính khác cũng không dễ dàng đáp ứng, nhất là trong bối cảnh khó khăn và còn nhiều thách thức như hiện nay.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Thế giới, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 30 tỉ USD. Trong đó, ngân sách nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 30% và cần tới 70% từ các nguồn lực khác, trong đó chủ yếu được xác định là khu vực tư nhân.
Trong khuôn khổ diễn đàn cũng đã diễn ra lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp FDI tiêu biểu tăng trưởng xanh năm 2021 nhận giải thưởng Rồng Vàng lần thứ 21 (the 21st Golden Dragon Awards).
Năm nay, ban tổ chức nhận được hơn 600 đề cử và đơn vị đăng ký tham gia. Qua 2 vòng khảo sát và xét chọn, chương trình Golden Dragon Awards năm 2022 đã công bố và vinh danh Top 10 và Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu ở 6 nhóm ngành. Đó là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghệ số & dịch vụ số; dịch vụ tài chính và bảo hiểm; phát triển hạ tầng, khu công nghiệp và bất động sản; giáo dục và chăm sóc sức khỏe; nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống.
TTO - Sáng 31-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Glasgow, Scotland (Anh quốc), chuẩn bị tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Xem thêm: mth.40714339180402202-hnax-idf-nod-iaht-hnis-eh-ib-nauhc-gnouhp-aid-ueihn/nv.ertiout