Chốt phiên giao dịch ngày cuối tuần trên sàn hàng hóa New York, cả dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận mức tăng gần 2% giá trị. Trong đó, dầu WTI chốt phiên ở gần 98 USD/thùng, còn dầu Brent vươn lên hơn 102 USD/thùng.
Mặc dù có mức tăng khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần này, nhưng về tổng thể, dầu thô đã có xu hướng giảm giá trong 2 tuần liên tiếp, sau khi các nước công bố kế hoạch xả kho dầu dự trữ chiến lược. So với thời điểm 2 tuần trước, dầu WTI đang có mức giá thấp hơn khoảng 3%, dầu Brent là 3,6%.
Theo tính toán của các chuyên gia, trước khi chiến sự Nga và Ukraine diễn ra, Nga cung cấp khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương gần 12% nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Kế hoạch xuất thêm 120 triệu thùng dầu của các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế chưa đủ để bù đắp lượng dầu thiếu hụt do các lệnh cấm vận đối với Nga. Nguồn cung dầu trong thời gian tới sẽ tiếp tục căng thẳng khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) quyết định chỉ tăng nhẹ sản lượng từ tháng 5 tới.
Tuy nhiên, việc dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới, lại làm gia tăng sự không chắc chắn về nhu cầu, khi các biện pháp phong tỏa lại được nước này thực hiện để phòng chống dịch.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường dầu thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Quyết định xả kho dầu dự trữ của các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ có thể coi là khoản cứu trợ ngắn hạn. Trong khi chính khoản cứu trợ này cũng là 1 phần nguyên nhân kìm hãm các quốc gia OPEC và các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ nâng sản lượng khai thác để bình ổn thị trường.
VTV.vn - Iran đang nỗ lực đàm phán với một số cường quốc để hồi sinh Thỏa thuận hạt nhân, qua đó sẽ tháo gỡ lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.74275326090402202-no-tab-oc-yugn-ueihn-na-meit-nav-ioig-eht-uad-gnourt-iht/ioig-eht/nv.vtv