Mẹ và con trong một buổi tan trường - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN
Cha mẹ cần học cách trò chuyện và hiểu con cái hơn, làm bạn với con, và những điều đó cần phải được xây dựng ngay từ sớm. Con cái cũng cần học cách nói ra cảm xúc và giải quyết với những cảm xúc của mình.
Mấy hôm nay từ khi đọc được những bài viết về nam sinh trường chuyên ở Hà Nội tự tử, những suy nghĩ ngổn ngang cứ quẩn quanh trong đầu tôi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều trước khi viết ra những dòng này nhưng tôi nghĩ mình nên nói ra suy nghĩ của mình.
Không có cha mẹ nào nuôi con lớn đến khi 15-16 tuổi mà không thương con cái cả, chẳng qua là cách thể hiện tình yêu của mỗi cha mẹ khác nhau. Rất nhiều bậc phụ huynh không biết phải hành xử như thế nào cả khi con cái đến tuổi dậy thì, bởi vì chẳng có trường lớp nào dạy cả.
Bản thân tôi cũng đã từng vung tay đánh đứa em trai ruột của mình khi em mới học cấp III vì em làm tôi phát điên lên và tôi không biết phải làm thế nào cả. Bản thân tôi cũng đã từng tạo áp lực cho đứa em trai ruột của mình khi muốn em đậu một trường cấp III có tiếng ở thành phố. Vì em có năng lực nên tôi kỳ vọng nó rất nhiều.
Lúc đó em trai tôi đã stress đến mức chạy đi tắm mưa với bạn và ngã mất trí nhớ tạm thời. Lúc đó tôi hối hận cực kỳ. Tôi đã không hiểu những áp lực mà em trai tôi đã chịu đựng. Nhưng lúc đó ba tôi đã nói: "Em học trường gì cũng được, học trường top bét cũng được, chỉ cần khỏe mạnh thôi".
Rất may mắn là em trai tôi đã phục hồi và lấy lại trí nhớ bình thường, nếu không có lẽ tôi sẽ ân hận suốt đời.
Tôi may mắn làm trong ngành giáo dục nên sau này khi lớn tôi hiểu được và điềm đạm hơn trong cách cư xử. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách hành xử với con cái sao cho đúng. Mỗi gia đình mỗi hoàn cảnh khác nhau, tôi nghĩ rằng đã có rất nhiều đứa trẻ vượt qua và lớn lên nhưng lại bị "khuyết tật" về tinh thần.
Cha mẹ cần học cách trò chuyện và hiểu con cái hơn, làm bạn với con, và những điều đó cần phải được xây dựng ngay từ sớm. Con cái cũng cần học cách nói ra cảm xúc và giải quyết với những cảm xúc của mình.
Đôi lời tôi muốn nhắn gửi đến các em học sinh: Nếu các em đang nghĩ đến việc rời bỏ cuộc đời này, tôi mong các em hãy chọn ở lại. Mọi chuyện đều có thể giải quyết nếu các em còn sống, hãy học cách nói lên suy nghĩ của mình và mạnh mẽ bước tiếp.
Các em được sinh ra là một điều quý giá, đừng dễ dàng từ bỏ cuộc sống này. Các em sinh ra đều có sứ mệnh riêng, vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống các em sẽ kiên cường hơn rất nhiều và hãy dùng sự kiên cường đó để giúp đỡ những người khác. Cuộc đời còn nhiều thứ tươi đẹp lắm!
Tình thương và sự bao dung
Chỉ có tình yêu thương và sự bao dung mới giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta thường quan tâm hơn đến những thứ hữu hình như tiền tài, địa vị, danh vọng nhưng lại ít khi quan tâm đến những thứ vô hình, đó là tinh thần.
Đừng trách những người trong cuộc, không biết thì không có lỗi. Chúng tôi - những người làm trong ngành giáo dục - nhận thấy cần phải có trách nhiệm hơn cả trong việc hướng dẫn phụ huynh và học sinh. Tất cả chúng ta đều cần phải học và thay đổi.
TTO - TS Ngô Xuân Điệp - trưởng khoa tâm lý Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM - chia sẻ những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bất ổn về cảm xúc, và cha mẹ cần quan sát, trò chuyện và làm bạn để 'gỡ rối' cho con.
Xem thêm: mth.48805629090402202-hnam-eohk-noc-gnom-ihc-coud-gnuc-oan-gnourt-coh/nv.ertiout