Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Ukraine trong năm 2022 sẽ giảm tới 45%, giảm sâu hơn so với mức dự báo trước đó của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong khi đó, Tổng sản phẩm quốc nội của Nga được dự báo giảm 11%.
Cuộc xung đột cũng ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế khu vực, trong đó GDP của riêng các nước Đông Âu dự kiến sẽ giảm 30,7%, còn các nước mới nổi và đang phát triển ở châu Âu và Trung Á sẽ suy thoái 4,1%. Cuộc xung đột cũng làm cho giá ngũ cốc và năng lượng tăng cao.
Phát biểu với báo giới, Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực châu Âu và Trung Á, Anna Bjerde cho biết dự báo của WB cho thấy cuộc xung đột ở Ukraine đã đảo ngược đà phục hồi kinh tế của khu vực này từ đại dịch COVID-19.
"Đây là cú sốc lớn thứ hai giáng vào nền kinh tế khu vực này trong 2 năm qua và diễn ra vào thời điểm bấp bênh khi nhiều nước đang chật vật phục hồi từ đại dịch", bà nêu rõ.
Cũng theo báo cáo, kinh tế khu vực châu Âu và Trung Á có thể giảm gần 9% trong năm 2022, nghiêm trọng hơn so với giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong đó, dự báo kinh tế Nga suy giảm 20%, trong khi Ukraine giảm 75% nếu cuộc xung đột tiếp tục leo thang.
Điều này cũng sẽ tác động tiêu cực tới khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), khiến các nước phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt và gây nên cú sốc tài chính do lòng tin bị xói mòn.
Một nguyên nhân gây lo ngại khác ở Ukraine là dự báo số người nghèo đói ở nước này sẽ gia tăng, theo WB. Tỷ lệ người dân sống với thu nhập 5,5 USD/ngày dự báo sẽ tăng lên 19,8% trong năm nay so với chỉ 1,8% năm 2021.
VTV.vn - Tỷ lệ lạm phát tại Nga đã tăng lên mức đến 16,7% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2015.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.524751111402202-tod-gnux-od-mad-ma-agn-av-eniarku-et-hnik-bw/et-hnik/nv.vtv