vĐồng tin tức tài chính 365

Đánh thức tiềm năng sông Sài Gòn nhìn từ góc độ chính sách

2022-04-14 13:35
Đánh thức tiềm năng sông Sài Gòn nhìn từ góc độ chính sách - Ảnh 1.

Đoạn sông Sài Gòn chảy qua quận 1 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngược dòng lịch sử, vùng đất Sài Gòn - TP.HCM ra đời và lớn mạnh từ sông biển, với những làng chài và cảng thị. Hai con sông chính chảy qua TP là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.

Đó là một lợi thế, một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, không chỉ về thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu hay sinh vật.

Tài nguyên đó còn bao gồm chợ búa, bến đò, công trình xây dựng, di tích văn hóa - lịch sử, cơ sở vận tải và du lịch, công trình quốc phòng và hàng hải ven sông và trên mặt nước.

Chưa khai thác hết lợi thế

80km sông hiện chưa được khai thác hết tiềm năng. Do không có đường chạy dọc bờ, người dân TP chỉ có thể tiếp cận sông Sài Gòn một đoạn ngắn ở công viên Bạch Đằng (quận 1), hoặc những nơi chưa có công trình như khu vực Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) hay huyện Hóc Môn, Củ Chi, người dân mới có thể nhìn thấy dòng sông từ trên bờ.

Đô thị hóa, các công trình dần dần che khuất, thậm chí quá trình chiếm dụng đất hai bên bờ làm cho nhiều đoạn sông không thể tiếp cận. Bên cạnh nguy cơ bờ bị xói lở theo quy luật tự nhiên của dòng chảy, dải đất dọc bờ sông còn dễ bị chiếm dụng và xây dựng tùy tiện; quỹ đất và mặt nước bị lãng phí; cảnh quan sông nước bị hủy hoại, môi trường bị ô nhiễm.

Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc, trên toàn tuyến sông Sài Gòn hiện có khoảng 83 dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, khu phức hợp nhà ở kết hợp với thương mại - dịch vụ, khu công viên kết hợp với vui chơi giải trí, với diện tích khoảng 454,22ha.

Trong đó, một số được phê duyệt quy hoạch chi tiết trước thời điểm TP.HCM ban hành quy định về quản lý hành lang bờ sông. Do đó, chiều rộng hành lang bờ sông tại các dự án này chưa thống nhất với quy định hiện nay.

Không gian hành lang bảo vệ sông Sài Gòn qua thời gian dài, được quy định bởi nhiều cơ sở pháp lý, nhiều giai đoạn, có nhiều điểm chưa thống nhất.

Đồng thời, việc quy định chiều rộng hành lang bảo vệ sông chưa đủ linh hoạt, chưa tạo được tính kết nối về mặt không gian đô thị và chưa kích hoạt được các hoạt động tương tác với dòng sông, dẫn đến việc khai thác giá trị sông Sài Gòn còn nhiều hạn chế.

Các dịch vụ du lịch cảnh quan, ẩm thực dọc con sông chưa được đầu tư bài bản và đồng đều; tình trạng lấn chiếm hành lang sông phổ biến khiến ngành du lịch chưa khai thác hết lợi thế để thu hút khách.

Không ít kiến trúc và cảnh quan lịch sử ven sông nước đã không còn nguyên vẹn. Cụ thể như pháo đài Rạch Cát, thủy xưởng Ba Son, cảng Khánh Hội, Tân Cảng, lò gốm Hưng Lợi, nhà đèn Chợ Quán, phà Thủ Thiêm, cầu Ba Cẳng, cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường…

Đánh thức tiềm năng

Sớm xúc tiến dự án tuyến đường ven sông dọc sông Sài Gòn nhằm mở ra hướng giao thông lên phía bắc đang rất thiếu, phù hợp với định hướng phát triển đô thị phía bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn. Bởi lẽ, khi mở ra một trục giao thông thì lập tức mở ra hướng phát triển đô thị.

Đồng thời, trục này tạo điều kiện để phát triển 2 bên bờ sông Sài Gòn, tạo dấu ấn về kiến trúc với con sông giữa TP. Để làm được diều này, các cơ quan chức năng cần xác định tầm nhìn chung là khai thác giá trị hệ sinh thái sông nước, tạo hành lang cho cảnh quan đô thị dọc bờ gắn với hạ tầng xanh đa chức năng.

Hoàn thiện pháp lý khu vực dọc sông là nhằm đảm bảo lợi ích chung của thành phố, đáp ứng tốc độ phát triển chung. Về mặt dài hạn, phải có rà soát, cập nhật quy hoạch vùng.

Kết nối bộ mặt của đôi bờ sông gắn liền với sinh khí tự nhiên và văn hóa của TP. Giải cứu môi trường của dòng sông và những tuyến kênh để các kè sông phải trở thành không gian cho chính người dân thành phố hít thở và thụ hưởng không khí trong lành, giao tiếp cộng đồng lành mạnh.

Đặc trưng của một đô thị cảng sông như TPHCM cần được nhìn rộng - kết nối cảng vùng, liên kết vùng và nhìn sâu - kết nối trong hệ thống đường thủy nội đô thành phố để từ đó mới khai thác, phát triển đúng trọng lực, trọng điểm cho thành phố.

Vì lẽ đó, cần xây dựng đa dạng vị trí điểm dừng cho người di chuyển, cần có thêm các bến tại khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch… từ đó tạo điều kiện để người dân đi lại dễ dàng hơn, hướng tới phát triển các dự án đô thị ven sông.

Để khắc phục những tồn tại nhằm khai thác có hiệu quả không gian, cảnh quan cũng như quỹ đất dọc sông rạch, cơ quan chức năng cần sửa đổi, bổ sung Luật đất đai theo hướng quy định giao đất cho chủ đầu tư dự án đến mép bờ cao sông rạch; đồng thời quy định cơ chế quản lý quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch.

Bổ sung Luật quy hoạch đô thị, Luật xây dựng theo hướng có quy định thực hiện quy hoạch chi tiết phân khu đối với bờ kè và hành lang bảo vệ sông rạch trên địa bàn đô thị nhằm tôn tạo cảnh quan, môi trường, phát huy lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình khai thác, sử dụng quỹ đất ven sông rạch và nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước.

Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, khai thác kinh doanh đối với quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch, để thực hiện thống nhất.

Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các chủ đầu tư dự án hoàn thiện hệ thống hạ tầng, không xả thải ra sông rạch, đầu tư xây dựng bờ kè, đường ven sông, công viên, thảm cỏ, các công trình dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng và được quyền khai thác, kinh doanh có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Phổ biến hình thức đấu thầu rộng rãi các quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch để lựa chọn nhà đầu tư khai thác, kinh doanh quỹ đất này có thời hạn. Tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực để thực hiện các dự án thu gom nước thải đô thị đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung, kết hợp với kè bờ kênh rạch...

Khuyến khích những giải pháp xã hội hóa và kêu gọi đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân để tháo gỡ khó khăn, giải quyết sự thiếu hụt vốn đầu tư, giảm áp lực ngân sách nhà nước...

TP cần kiến tạo các chuỗi không gian mở gắn với di sản sông, kênh rạch đối với các hoạt động văn hóa, thương mại dịch vụ và giải trí đa dạng của kinh tế dịch vụ.

Chuỗi không gian cảnh quan dọc sông rạch có tiềm năng trở thành xương sống trong những hoạt động văn hóa đô thị. Tiềm năng này có cơ sở dựa trên những giá trị văn hóa lịch sử, sự gắn bó của người dân với không gian sông nước.

Các hoạt động kinh tế cộng đồng, các hệ sinh thái sáng tạo mới cần những không gian gắn với chức năng đô thị hiện hữu, đồng thời có mối liên hệ với những ý nghĩa văn hóa lịch sử của đô thị.

Đánh thức tiềm năng sông Sài Gòn nhìn từ góc độ chính sách - Ảnh 2.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Sông Sài Gòn được chú trọng, TP.HCM sẽ trở thành đô thị sinh tháiSông Sài Gòn được chú trọng, TP.HCM sẽ trở thành đô thị sinh thái

TTO - Sông Sài Gòn không chỉ có cảnh quan đẹp, nước chảy êm đềm mà còn phù hợp với việc quy hoạch một số công viên lớn nhỏ, điểm vui chơi giải trí, dạo bộ có những lối đi dọc ngang, sân chơi cho trẻ em, không gian thư giãn cho người trưởng thành.

Xem thêm: mth.15685651141402202-hcas-hnihc-od-cog-ut-nihn-nog-ias-gnos-gnan-meit-cuht-hnad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đánh thức tiềm năng sông Sài Gòn nhìn từ góc độ chính sách”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools