vĐồng tin tức tài chính 365

Tham vọng thống lĩnh thị trường xe điện toàn cầu, Trung Quốc dùng chiến thuật “cá da trơn” để vươn mình ra ‘biển lớn’

2022-04-15 11:50

Schumpeter không sở hữu xe hơi. Lần cuối cùng ông mua xe là chiếc Volkswagen chạy bằng nhiên liệu diesel năm 2015, vài ngày trước khi nổ ra vụ bê bối gian lận khí thải của hãng này. Ông kinh hãi đến mức khi động cơ chiếc xe bốc cháy, ông thề rằng sẽ không bao giờ mua một chiếc xe khác. Thay vào đó, ông đi xe đạp.

Kể từ đó, ông ấy sống trong sự hài lòng vì không phát thải. Ít nhất ông ấy đã làm vậy cho đến khi số lượng xe điện ngày càng tăng, báo hiệu còn nhiều điều hấp dẫn hơn. Giờ đây, sự thèm muốn ô tô trong ông lại trỗi dậy, nhưng với một tình thế khó xử hơn.

Một số mẫu xe điện hấp dẫn nhất ở châu Âu được sản xuất ở Trung Quốc hoặc bởi các công ty Trung Quốc sở hữu. Với lo ngại việc chi tách thương mại thành các khối tư tưởng, liệu đó có phải là một nỗi lo lớn như bê bối xả khí thải của Volkswagen hay không?

Hiệu ứng "cá da trơn"

Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên hãy xem xét "hiệu ứng cá da trơn" ở Trung Quốc. Đây là ý tưởng thả kẻ săn mồi để các đối thủ yếu bơi nhanh hơn. Trong nhiều năm, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất và thu mua xe điện. Tuy nhiên, những chiếc xe được trợ giá nhiều và kém chất lượng.

Xe điện phản ánh mong muốn của chính phủ trong việc lọc sạch không khí và đi tắt đón đầu động cơ đốt trong, một công nghệ mà Trung Quốc là nước đi sau. Việc làm hài lòng khách hàng chỉ là tiêu chí xếp sau. Không có nhà sản xuất xe điện nào của Trung Quốc đánh bại thế giới như cách Huawei từng làm trong lĩnh vực điện thoại thông minh, trước khi bị Mỹ cấm vận năm 2019.

Đó cũng là năm mà Tesla thành lập nhà máy ở Thượng Hải và cho ra mắt những chiếc Model 3 từ dây chuyền sản xuất. Gregor Sebastian thuộc viện MERICS ở Berlin cho biết, Tesla trở thành hình ảnh thu nhỏ của con cá da trơn.

Hiệu ứng này tương tự như lợi ích từ việc sản xuất iPhone của Apple ở Trung Quốc mang lại cho thị trường điện thoại thông minh nước này. Các nhà cung cấp địa phương đã phải nâng cấp hoạt động kinh doanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Tương tự, tham vọng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng tăng lên khi có sự xuất hiện của Tesla. Kết quả là sự chuyển dịch nhanh chóng sang điện khí hóa. Nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới BYD đã trở thành nhà bán xe điện và xe hybrid lớn nhất Trung Quốc. Ngày 4/4, công ty cho biết họ đã ngừng sản xuất xe động cơ đốt trong hoàn toàn. Còn đối với Tesla, doanh số bán hàng của hãng đang bùng nổ.

Tuy nhiên, không có nhà sản xuất xe điện nào của Trung Quốc là siêu cường xuất khẩu. Các nhà phân tích thị trường chứng khoán đang phát huy tiềm năng, hy vọng rằng điều này sẽ mang lại mức định giá tương tự như Tesla.

Nhưng hầu hết xe điện xuất khẩu của Trung Quốc hoàn toàn là của các thương hiệu nước ngoài, chẳng hạn như Tesla hoặc các thương hiệu nước ngoài hợp tác với Trung Quốc như BMW.

Các thương hiệu nước ngoài chiếm phần lớn trong số 296.000 xe điện và xe hybrid plug-in do Trung Quốc sản xuất được bán ra nước ngoài vào năm 2021. Con số này hơn gấp 4 lần so với năm 2020. Do thuế quan của Mỹ cao, người mua hướng đến những thị trường ưa chuộng khác như châu Âu và Đông Nam Á.

Tham vọng thống lĩnh thị trường xe điện toàn cầu, Trung Quốc dùng chiến thuật “cá da trơn” để vươn mình ra ‘biển lớn’ - Ảnh 1.

Nhà máy Tesla tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Sự trỗi dậy của "xe điện" Trung Quốc

Các công ty xe điện lớn nhất của Trung Quốc đang áp dụng nhiều chiến lược xuất khẩu khác nhau để bắt kịp xu thế. Công ty ô tô quốc doanh SAIC đang thâm nhập vào châu Âu dưới vỏ bọc của MG, thương hiệu xe thể thao cổ điển của Anh mà công ty mua vào năm 2007. Công ty giữ lại bản sắc Trung Quốc trong logo hình bát giác quyến rũ. Đó có thể là lý do giúp doanh số bán hàng đạt hơn 52.000 xe ở châu Âu vào năm 2021, gấp đôi so với năm trước đó và phần lớn trong số đó là xe điện.

Cũng như Nio, công ty BYD hy vọng sẽ cạnh tranh với các thương hiệu hạng sang như Mercedes. BYD đã biến Na Uy thân thiện với giới xe điện trở thành bàn đạp cho những bước tiến của họ ở châu Âu.

Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn ở Washington, cho biết, tại Đông Nam Á, chiến lược của các doanh nghiệp Trung Quốc là "lấy nông thôn vây thành thị".

Điều đó có nghĩa là các công ty Trung Quốc phải bán các sản phẩm giá rẻ ở những nơi mà các công ty phương Tây không dám mạo hiểm để tăng cường chuỗi cung ứng. Đội xe taxi là mục tiêu phổ biến của các công ty như BYD.

Cho đến gần đây, người ta coi những thương hiệu giá rẻ như vậy có thể thâm nhập vào thị trường phát triển cũng như đang phát triển. Thị trường xe điện Trung Quốc bao gồm nhiều doanh nghiệp cạnh tranh thất bại và đang mong sự hợp nhất. Các công ty thiếu mạng lưới bán hàng nước ngoài so với các đối thủ toàn cầu.

Tuy nhiên, họ có những lợi thế sẵn có của riêng mình, bao gồm khả năng tiếp cận nguồn cung cấp pin tốt nhất thế giới và một số trường hợp sở hữu phần mềm phức tạp hơn các đối thủ châu Âu. Trung Quốc cũng đang coi trọng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế hơn.

Nếu các nhà sản xuất của Trung Quốc phát triển mạnh hơn, điều này sẽ không chỉ tốt cho thị trường xe hơi. Các sản phẩm chất lượng cao của Trung Quốc càng hấp dẫn người tiêu dùng quốc tế, thì Trung Quốc càng có nhiều vai trò hơn trong việc duy trì thương mại toàn cầu. Xe điện bao gồm những chiến lược căng thẳng có thể là gánh nặng cho cho hệ thống thương mại.

Tham vọng thống lĩnh thị trường xe điện toàn cầu, Trung Quốc dùng chiến thuật “cá da trơn” để vươn mình ra ‘biển lớn’ - Ảnh 2.

Sạc xe điện công cộng ở Trung Quốc. Ảnh: Chintung Lee

Xe điện hỗ trợ toàn cầu hoá

Xe điện phụ thuộc nhiều vào chất bán dẫn, vốn đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở Trung Quốc. Lợi thế về pin của Trung Quốc là một nỗi lo đối với phương Tây.

Việc thu thập thông tin cá nhân để cải thiện các tuyến đường giao thông, công nghệ tính phí và tự lái đặt ra những câu hỏi hóc búa về quyền riêng tư, lưu trữ dữ liệu và an ninh mạng.

Ngành công nghiệp xe điện cũng phải đối mặt với chiến tranh thương mại. Kể từ năm 2018, Mỹ đã đánh thuế 25% đối với pin, động cơ điện và các linh kiện xe điện khác của Trung Quốc.

Hầu hết các nhà sản xuất ô tô phương Tây đều có đủ tiền vốn trong việc giữ cho chuỗi cung ứng mở và duy trì khả năng tiếp cận thị trường của Trung Quốc, nơi mà họ không muốn dựng thêm các rào cản thương mại. Tuy nhiên, họ biết rằng Trung Quốc đang coi họ là "con cá da trơn" để cải thiện ngành công nghiệp của mình.

Tại bất kỳ thời điểm nào, Trung Quốc có thể quyết định rằng họ đã hoàn thành công việc của mình. Điều đó có thể khiến toàn bộ thị trường toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc, rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Tuy nhiên, hiệu ứng cá da trơn có thể hoạt động theo cả hai hướng. Tháng trước Bloomberg đã đưa tin rằng CATL, tập đoàn pin khổng lồ của Trung Quốc, đang xem xét xây dựng một nhà máy trị giá 5 tỷ USD ở Bắc Mỹ.

Jim Greenberger của naatBatt International, một tổ chức thương mại về pin, cho biết ông sẽ hoan nghênh điều này miễn là CATL mang lại công nghệ và bí quyết sản xuất pin để thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho các công ty Mỹ.

Đó là điều kỳ diệu của toàn cầu hoá. Theo thời gian, sự cạnh tranh và hợp tác dẫn đến việc trao đổi ý kiến, mang lại lợi ích cho tất cả. Nhưng toàn cầu hoá sẽ không kéo dài nếu căng thẳng địa chính trị leo thang, chia rẽ nền kinh tế thế giới thành các khối cạnh tranh. Nếu bạn cảm thấy không quen khi mua một chiếc xe hơi Trung Quốc, hãy nhớ rằng bạn đang ủng hộ toàn cầu hóa.

Nguồn: The Economist

http://tintuc.vdong.vn/04/1314199.htm

Xem thêm: nhc.66304120151402202-nol-neib-ar-hnim-nouv-ed-nort-ad-ac-tauht-neihc-gnud-couq-gnurt-uac-naot-neid-ex-gnourt-iht-hnil-gnoht-gnov-maht/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tham vọng thống lĩnh thị trường xe điện toàn cầu, Trung Quốc dùng chiến thuật “cá da trơn” để vươn mình ra ‘biển lớn’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools