Xung đột Nga - Ukraine đẩy giá bia tăng
Theo báo nông nghiệp đưa tin hồi tháng 3, cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra hôm 24/2 đã khiến giá dầu mỏ, lương thực, dầu thực vật và hàng loạt sản phẩm tăng mạnh.
Trong đó, bia cũng là 1 sản phẩm tăng giá mạnh do nhiều người tiêu dùng tẩy chay rượu Vodka Nga chuyển sang uống bia. Đáng nói là một tỷ lệ đáng kể lúa mạch được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bia đến từ vùng chiến sự Ukraine.
Theo báo cáo của hãng WISN, lúa mạch là một trong những nguyên liệu quan trọng bậc nhất để sản xuất bia, vốn được trồng nhiều ở Ukraine. Khu vực này lâu nay vẫn thường được gọi là "giỏ bánh mì của châu Âu" do sản lượng lúa mạch được trồng trong vành đai ngũ cốc Biển Đen.
hình ảnh minh hoạ
Ông Jim McGreevy, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn The Beer Institute, nói: "Ukraine chiếm khoảng 20% lượng bia sử dụng lúa mạch. "Quốc gia đang có xung đột này là một trong năm nhà sản xuất lúa mạch hàng đầu thế giới, vì vậy các nhà sản xuất bia, đặc biệt ở cấp độ toàn cầu sẽ phải liên tục cập nhật và theo dõi tình hình nguồn cung cũng như giá lúa mạch".
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất bia từ nhỏ đến quy mô trung bình ở khắp nơi đều rục rịch tăng giá thì một số nhà sản xuất bia lớn như Molson Coors, được cho là có thể chịu được chi phí cao hơn khi vẫn giữ nguyên giá bán cho người tiêu dùng như thời điểm trước khủng hoảng.
Paul Johnson, nhân viên nấu bia tại công ty St. Paul Fish Company ở Wisconsin (Mỹ) cho biết, chiến sự đã đẩy giá cả hàng hóa tăng và các loại đồ uống, trong đó đặc biệt là bia tăng mạnh tại các quầy bar.
Giá bia tăng "không có gì là quá điên rồ" nhưng "đau ví" dân nhậu
Trước áp lực chi phí nguyên liệu, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này trong nước đang gặp khó khăn về nguồn cung lẫn giá đầu vào, nhiều loại bia liên tục tăng giá.
Cuối tháng 3, Công ty cổ phần thương mại Bia Hà Nội (Habeco) - doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Hà Nội, bia hơi Hà Nội, Trúc Bạch... thông báo điều chỉnh giá các loại bia hơi từ ngày 10/4. Cụ thể, bia hơi 30, 50 lít tăng thêm 1.001 đồng/lít; bia keg 2 lít tăng thêm 4.117 đồng/lít; bia hơi 1 lít (xách 6 chai) tăng thêm 7.062 đồng/lít.
Trước đó, ngày 1/1, doanh nghiệp này đã thông báo tăng giá thêm 616 -1.110 đồng/lít.
Theo Zing, Habeco cho biết dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, xung đột Nga - Ukraine khiến chuỗi cung ứng đứt gãy. Giá vật tư nguyên liệu đầu vào tăng liên tục trong 3 tháng đầu năm như: Vỏ lon tăng 30-40%, nắp chai tăng 35%, hộp giấy tăng 15%... và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.
Thực tế, không chỉ Habeco mà hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất bia cũng phải đồng loạt tăng giá bán trước áp lực chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Ngày 4/2, Công ty sản xuất bia Carlsberg (Đan Mạch) cho biết sẽ tăng giá bia trong năm 2022.
Ghi nhận tại một số siêu thị, cửa hàng ở Hà Nội giá nhiều loại bia tăng vài chục nghìn đồng/thùng so với cuối năm 2021.
Bia Hà Nội bán ở Aeon đã tăng lên 309 ngàn đồng/thùng
Tham khảo trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Shopee, .. giá 1 thùng bia Hà Nội như trên dao động trên dưới 300 ngàn đồng/thùng.
Mới dịp Tết 2022, BigC còn bán Heineken Sleek với giá 392 ngàn đồng/thùng 24 lon
Hình ảnh website BigC
Nay giá đã hơn 400 ngàn đồng/thùng
Trang web của Bách hoá xanh
Các loại bia khác đang được niêm yết giá tại Bách Hoá Xanh
Hình ảnh trên website của Bách hoá xanh
Hình ảnh trên website của Bách hoá xanh
Hai ông lớn SABECO và HABECO của Việt Nam đang có chi phí sản xuất ra sao?
Tại thị trường Việt Nam, Sabeco và Habeco là 2 doanh nghiệp nội địa có thị phần bia lớn nhất, sở hữu những thương hiệu bia nội nổi tiếng như Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Bia Trúc Bạch.
Theo số liệu BCTC kiểm toán công bố các năm, tỷ lệ giá vốn/Doanh thu (thuần) của Sabeco luôn thấp hơn Habeco. Mức chênh lệch chi phí sản xuất các năm dao động từ 1% - 3%, tuy nhiên bắt đầu nới rộng khoảng cách từ năm 2020 và kết thúc năm 2021, khoảng cách chênh lệch giữa tỷ lệ này của 2 công ty thậm chí lên đến 9%.
Điều này cho thấy, cùng trên 100 đồng doanh số bán ra thì chi phí sản xuất của Habeco đang cao hơn Sabeco 9 đồng.
Số liệu tổng hợp từ BCTC đã kiểm toán các năm của DN
Có thể nhìn thấy sau khi đạt đỉnh vào năm 2018, Sabeco đã "kéo" được chi phí sản xuất/1 đơn vị sản phẩm giảm, cụ thể là tỷ lệ giá vốn/Doanh thu lần lượt giảm xuống còn 71%, 66% và 67% trong 3 năm tiếp đó.
Không phải do "tình cờ" hay "may mắn" mà trên thực tế Sabeco đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tiết giảm chi phí sản xuất. Có thể lấy ví dụ điển hình như năm 2020 mặc dù khó khăn về tiêu thụ bia rượu, sản lượng bán giảm rõ rệt nhưng doanh nghiệp này đã nỗ lực giảm giá thành sản phẩm 1 cách ngoạn mục thông qua các cách:
Thứ nhất, tăng cường quản lý Nguyên vật liệu, cụ thể:
Lập kế hoạch cung ứng và thực hiện mua dự phòng các nguyên liệu đầu vào để đảm bảo việc sản xuất liên tục.
Cân đối và kiểm soát chặt chẽ lượng bia sản xuất hàng ngày và hàng tuần.
Phối hợp chặt chẽ với các công ty thương mại, đơn vị vận chuyển và kho vận nhằm đáp ứng các thông báo “lệnh hàng tuần” và hạn chế lượng bia tồn kho tại các nhà máy.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của SABECO nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạn chế các sản phẩm sai lỗi bán ra thị trường.
Nhờ các biện pháp rốt ráo, tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào và bao bì của năm 2020 thấp hơn đáng kể so với năm 2019. Nguồn : BC thường niên 2020 của Sabeco
Thứ hai, tiết kiệm điện trong sản xuất thông qua các biện pháp cụ thể như: Bảo trì và nâng cấp máy móc, công nghệ và cơ sở hạ tầng nhằm tiết kiệm năng lượng; Giảm tỷ lệ bay hơi tại nồi đun sôi; Tận thu dịch đường loãng từ quá trình lọc và thu hồi dịch, cặn hoa ở nồi lắng xoáy...
Hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm; Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt để làm lạnh nước trước khi cấp cho bơm chân không; Sử dụng lò hơi BIOMASS dùng nguyên liệu đốt từ thực vật (trấu, mùn cưa, vỏ hạt điều và lá cây); Đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời...
Ngoài điện thì nước cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất bia, Sabeco đã triển khai thu hồi và tái sử dụng nước tráng rửa nồi tại nhà nấu bia; thu hồi và tái sử dụng nước nóng thanh trùng đường ống; tái sử dụng nước thải và nước nóng dư thừa từ hệ thống tiết kiệm năng lượng; sử dụng bơm nhiệt để hạn chế xả thải nước tại máy thanh trùng; thu hồi toàn bộ nước ngưng đưa trở lại lò hơi.
Kết quả tiêu thụ điện nước trong năm 2020 chỉ tăng nhẹ so với 2019
Nguồn : BC thường niên 2020 của Sabeco
Hi vọng đứng trước "cơn sóng" của các đợt tăng giá nguyên vật liệu, các DN sẽ không ngừng nỗ lực tìm cách tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tiêu hao,.. để giữ mức giá cũng "chill" như hương vị bia mà họ vẫn thường quảng cáo.
http://tintuc.vdong.vn/04/1314456.htmAn Vũ
Theo Nhịp Sống Kinh Tế