Các nguồn quỹ của Sri Lanka hiện không đủ để trả nợ và sẽ chỉ ưu tiên dành để nhập các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men, xăng và khí đốt.
Những hàng dài người dân Sri Lanka đã xếp hàng chờ mua các nhu yếu phẩm cần thiết. Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1948 đang lan rộng tới mọi mặt đời sống người dân, từ năng lượng, thực phẩm cho đến y tế.
"Không có ga, không có xăng, không có dầu diesel, không có sữa bột cho trẻ em và thiếu thuốc men. Mọi người đi đâu cũng phải xếp hàng", cô Kokila - một người dân Sri Lanka cho hay.
Lạm phát và đồng nội tệ suy yếu đã khiến giá cả các mặt hàng tăng vọt. Lạm phát tại Sri Lanka tăng lên mức cao nhất lịch sử 17,5% vào tháng 3. Giá gạo đã tăng hơn 6 lần, từ 80 Rupee lên 500 Rupee/1kg. Giá rau cũng tăng gấp đôi.
Ông Sujith Kumarasinghe - một chủ cửa hàng cho biết: "Khi giá cả tăng lên, doanh số bán hàng đi xuống vì người dân không đủ tiền mua. Giá lương thực, chất đốt tăng cao nhưng lương của người dân không tăng".
Cơn bão tăng giá cả hàng hóa như một cú đấm bồi khiến nền kinh tế Sri Lanca ngã quỵ. Nó cũng làm trầm trọng thêm những vấn đề tài chính đã tồn tại nhiều năm ở nước này. Đó là tình trạng thâm hụt kép khi vay nợ để chi tiêu vượt quá thu nhập trong khi sản xuất và dịch vụ không bán được, theo Ngân hàng Phát triển châu Á.
Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ đang phải vật lộn điều chỉnh chính sách, thực hiện các biện pháp khẩn cấp, tìm sự hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế. Theo giới chức Sri Lanka, một chương trình tái cơ cấu nợ toàn diện là "không thể tránh khỏi".
VTV.vn - Thị trường chứng khoán Sri Lanka sẽ tạm ngừng giao dịch trong tuần tới và sẽ mở cửa trở lại vào ngày 25/4.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89133657171402202-et-hnik-gnaoh-gnuhk-gnort-mihc-aknal-irs/et-hnik/nv.vtv