vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng cường bác sĩ trẻ về y tế cơ sở: Bà con có bệnh hãy đến trạm y tế phường

2022-04-18 08:51
Tăng cường bác sĩ trẻ về y tế cơ sở: Bà con có bệnh hãy đến trạm y tế phường - Ảnh 1.

Bác sĩ Mai Anh thăm khám bệnh tại Trạm y tế xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM - Ảnh: NVCC

Tính đến nay, các bác sĩ trẻ tham gia chương trình thực hành tại bệnh viện đa khoa gắn với làm việc tại y tế cơ sở đã được 2 tháng trong vòng 18 tháng theo chương trình của Sở Y tế TP.HCM.

Sẵn sàng đăng ký tham gia

Một ngày giữa tháng 4 đã quá 11h30, những tiếng lách cách của bàn phím máy tính, tiếng bước chân, những cuộc điện thoại tiếp nhận F0 của các nhân viên Trạm y tế phường 14, quận 11 (TP.HCM) vẫn diễn ra.

"Chị đã làm xét nghiệm chưa", "Cô khai báo online ở đây nhé!", "Chú ngồi ghế để con làm xét nghiệm cho"... là những lời hỏi thăm người dân của nữ bác sĩ trẻ Ánh Linh - Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đang thực tập tại Trạm y tế phường 14, quận 11.

Sau khi hoàn thành việc khai báo và xét nghiệm cho người dân, bác sĩ Linh liền quay trở vào cạnh xấp hồ sơ để hoàn thành giấy tờ thủ tục cho F0. Đồng hồ đã chỉ gần 12h nhưng chưa ai nghĩ đến những suất ăn trưa, bởi xong công việc lúc nào thì ăn lúc đó.

"Ban đầu về trạm y tế thực tập tôi cũng hơi bỡ ngỡ nhưng dần cũng quen với cường độ công việc. Cứ nghĩ trạm y tế thì không nhiều việc nhưng lại khác xa với tưởng tượng, mọi người rất vất vả. Nhiều nhân viên y tế nữ đã có mặt ở trạm từ 4h - 5h sáng để hoàn thành xong công việc", bác sĩ Linh nói.

Từng có thời gian làm tình nguyện viên tại Trạm y tế xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi

(TP.HCM) vào thời điểm đỉnh dịch COVID-19, bác sĩ trẻ Nguyễn Thị Mai Anh (tốt nghiệp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) thấu rõ tình trạng thiếu đội ngũ bác sĩ tại trạm. 

Với chương trình tăng cường bác sĩ trẻ về y tế cơ sở của Sở Y tế TP.HCM, bác sĩ Mai Anh sẵn sàng đăng ký tham gia thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định gắn kết với Trạm y tế xã Tân Thạnh Tây. Theo đó, một tuần thì Mai Anh làm việc tại trạm y tế và một tuần thực hành tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Trau dồi tay nghề, giúp giảm tải hệ thống y tế

Tại Trạm y tế xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, bác sĩ Mai Anh cho biết bản thân cùng đồng nghiệp làm việc 8 tiếng/ngày nhưng có hôm phải làm xuyên trưa, hay phải làm đến chiều tối dù đã hết giờ làm việc vì khối lượng công việc nhiều.

"Từ công tác phòng, chống dịch (tiếp nhận khai báo F0) đến tiêm vắc xin mở rộng cho trẻ, cấp phát thuốc cho người bệnh mãn tính..., mọi người cố gắng làm để việc không bị tồn đọng", bác sĩ Mai Anh chia sẻ.

Trong thời gian làm việc thực tế tại y tế cơ sở, bác sĩ Mai Anh chia sẻ không phải tất cả các trạm y tế trên địa bàn huyện Củ Chi đều có bác sĩ có chứng chỉ hành nghề. Đây là lý do gây hạn chế việc kê đơn thuốc hoặc thực hiện các thủ thuật như sơ cấp cứu ban đầu cần dùng thuốc tê... đối với bác sĩ trẻ được "điều động" về y tế cơ sở.

Cụ thể công việc chính của bác sĩ Linh - Trạm y tế phường 14, quận 11 - là hỗ trợ tiêm chủng, kê thuốc bảo hiểm y tế, đo huyết áp... Tuy nhiên làm việc tại y tế cơ sở như vậy là nơi gần với người bệnh hơn, rèn luyện được tính kiên trì, thấu hiểu nỗi đau bệnh tật của bệnh nhân. Qua đó, giúp bác sĩ Linh trưởng thành nhiều hơn.

"So với những ngành khác, nhiều bác sĩ nữ học đến 6 năm, thêm chứng chỉ hành nghề 18 tháng là hơn 7 năm, nếu học chuyên khoa thêm gần 8,5 năm... đã gắn bó hết tuổi thanh xuân với ngành y. Những lần thực tập như thế này khiến tôi hiểu ra được đã là nữ chọn ngành y là phải xác định hy sinh nhiều hơn", bác sĩ Linh chia sẻ.

Ông Ngô Phi Anh - trưởng Trạm y tế phường 14, quận 11 - cho biết ngoài rèn luyện được các kỹ năng thăm khám cho người bệnh, các bác sĩ trẻ về y tế cơ sở giúp khối lượng công việc tại trạm cũng được san sẻ, đặc biệt là trong giai đoạn phòng chống COVID-19.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải - phó giám đốc điều hành Bệnh viện Nhân dân Gia Định - cho biết với sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế TP.HCM, chương trình đào tạo bác sĩ trẻ có nhiều điểm mới. 

Cụ thể, nếu như chương trình đào tạo trước đây, học viên tham gia toàn thời gian 18 tháng tại bệnh viện thì chương trình năm nay có sự thay đổi với việc bổ sung thời gian học tập tại các trạm y tế phường xã.

"Đây là cơ hội để các bác sĩ trẻ có thể tiếp cận được người bệnh ở giai đoạn rất sớm, từ đó giúp các bác sĩ có thể nhận diện được các dấu hiệu bệnh tật và điều trị người bệnh mau chóng hồi phục hơn", bác sĩ Hải chia sẻ.

Đâu phải bệnh gì cũng lên tuyến trên

Theo bác sĩ Thanh Mai - trạm y tế P.14, Q.11: các bác sĩ trẻ mới ra trường về y tế cơ sở rất nhiệt tình với công việc, được nhiều người đánh giá là tận tình, chu đáo. Người dân có thể yên tâm thăm khám tại tuyến y tế cơ sở.

Đặc biệt là đối với những người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp... và có thể đăng ký khám bệnh bằng BHYT. Không nhất thiết cứ có dấu hiệu bệnh gì thì bệnh nhân cứ lên tuyến trên có thể gây quá tải cho việc thăm khám, điều trị.

Ngoài ra, tại các trạm y tế cơ sở người dân sẽ được hỗ trợ về các chương trình tiêm chủng mở rộng, hướng dẫn công phòng chống dịch bệnh...

Đưa bác sĩ về trạm y tế phường xã: không chỉ là  Đưa bác sĩ về trạm y tế phường xã: không chỉ là 'chia lửa'

TTO - TP.HCM vừa đưa 300 bác sĩ trẻ mới ra trường về cơ sở thực hành là nét mới trong nỗ lực nâng chất trạm y tế, vốn là điểm yếu phát sinh nhiều hệ lụy của hệ thống y tế bấy lâu nay.

Xem thêm: mth.75451247081402202-gnouhp-et-y-mart-ned-yah-hneb-oc-noc-ab-os-oc-et-y-ev-ert-is-cab-gnouc-gnat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng cường bác sĩ trẻ về y tế cơ sở: Bà con có bệnh hãy đến trạm y tế phường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools