Các bác sĩ khuyến cáo trong tất cả trường hợp bị rắn tấn công, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nhanh chóng và an toàn nhất.
Quá trình xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện phải được tiến hành ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để lâu thì kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả.
Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, nên thực hiện các bước sơ cứu sau đây để làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể:
- Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
- Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động, tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
- Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên.
- Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện.
- Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý và dùng một miếng gạc khô, sạch để băng kín vùng bị cắn.
- Không được bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép giết chết rắn, bởi rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc độc nguy hiểm.
- Không nên áp dụng bừa bãi kinh nghiệm dân gian để sơ cứu khi bị rắn cắn. Nhiều trường hợp đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng suy hô hấp nghiêm trọng, hoặc vết thương hoại tử lan rộng thì mới vội đến cơ sở y tế thăm khám.
Xem thêm: mth.34463452191402202-pik-uuc-coud-nam-yam-iart-eb-neiv-id-iom-yagn-6-nac-cod-nar-ib/nv.ertiout