Đồng yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ so với đồng đô la do lo ngại về chênh lệch lãi suất Mỹ - Nhật ngày càng nới rộng. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn duy trì lãi suất cực thấp, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có kế hoạch tăng lãi suất để đối phó lạm phát.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 19/4 nhắc lại rằng các động thái tiền tệ mạnh là điều không ai mong muốn khi đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng đô la.
Ông Suzuki đã đưa ra những bình luận trước chuyến công du tới Washington để tham dự cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng tài chính nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Bộ trưởng Suzuki hứa sẽ liên lạc chặt chẽ với các cơ quan quản lý tiền tệ của Mỹ và các quốc gia khác để "phản ứng phù hợp" với các động thái tiền tệ.
Ông nói thêm rằng các nhà chức trách Nhật Bản đã cẩn thận xem xét việc đồng yên suy yếu có thể ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, vì sự ổn định trên thị trường tiền tệ là rất quan trọng.
Đồng yên giảm mạnh làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát nhập khẩu ở Nhật Bản, trong bối cảnh chi phí hàng hóa, giá dầu toàn cầu tăng vọt và tình trạng sụt giảm nguồn cung ngày càng xấu đi sau cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ông Suzuki từ chối bình luận về cách chính phủ và BOJ nên phản ứng thế nào với sự suy yếu của đồng yên, bao gồm cả việc can thiệp vào thị trường.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết không có gì thay đổi trong đánh giá chung của ông là đồng yên giảm sẽ tốt cho nền kinh tế. Nó sẽ nâng cao giá trị lợi nhuận mà các công ty Nhật Bản kiểm được ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trong ngày 18/4, ông Kuroda cho biết các động thái gần đây của đồng yên là "khá sắc bén" và có thể làm tổn hại đến kế hoạch kinh doanh của các công ty. Đây là cảnh báo mạnh mẽ nhất cho đến nay về những rủi ro bắt nguồn từ việc đồng tiền mất giá.
Theo Nikkei Asia, RT
http://tintuc.vdong.vn/04/1319284.htmXem thêm: nhc.83143237191402202-yk-paht-2-auc-yad-gnoux-ior-nab-tahn-ney-gnod/nv.fefac